THẤU HIỂU THỰC TẠI
Hiểu thực tại thực ra không phức tạp, tuy rất gay go. Chắc bạn thấy, bạn không bắt đầu với thực tại, với sự kiện, với cái đang có tước mặt, với những điều bạn đang nghĩ, đang làm, đang muốn mà bạn lại bắt đầu với những gỉả thiết hay với những lý tưởng vốn không thực nên ta mới bị lạc đường.Để bắt đầu với các sự kiện chứ không phải với các giả thiết, ta cần chú tâm sâu sát và bất kỳ dạng tư tưởng nào không phát xuất từ thực tại đều không phải là chú tâm. Thế nên, động thái hết sức quan trọng là thấu hiểu cái đang là, cái hiện tiền thực sự đang diễn ra ở nội tâm và bên ngoài quanh ta.
Nếu bạn là tín đồ Cơ Đốc giáo, bạn thấy rập theo một mô hình, nếu bạn là tín đồ Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Hồi giáo, bạn rập theo một mô hình khác, thứ văn hóa giáo dục nào nuôi bạn lớn lên thì cũng chính văn hóa giáo dục ấy qui định cái thấy, nhận thức của bạn. Cái nào là thực tại: cái thấy hay trí não đã bị qui định theo một mô hình nào đó?Một tập truyền hay truyền thống đặc biệt nào đó phóng ra cái thấy và hình thành một mô hình qui định trí não. Chính sự qui định này chứ không phải cái thấy mà nó phóng ra, là thực tại, là sự kiện. Hiểu sự kiện vốn đơn giản, nhưng cái hiểu này trở nên khó khăn bởi những ý thích và không thích của ta, bởi động thái lên án sự kiện, bởi những ý kiến hay phán đoán của ta về sự kiện. Thoát khỏi mọi động thái lượng giá khác biệt đó là hiểu thực tại, hiểu cái đang là.
Người đồng hành
Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011
Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011
SỰ THẬT KHÔNG CÓ NƠI CHỐN CỐ ĐỊNH
SỰ THẬT KHÔNG CÓ NƠI CHỐN CỐ ĐỊNH
Sự thật là sự kiện và chỉ có thể hiểu sự kiện khi mọi vật khác, đã được đặt vào giữa sự kiện và trí não, được tháo dỡ đi. Sự kiện là mối quan hệ của bạn đối với tài sản, với vợ bạn, với con người, với thiên nhiên, với ý tưởng và bao lâu bạn chưa hiểu sự kiện quan hệ này thì việc tìm kiếm Thượng Đế của bạn chỉ gia tăng hỗn loạn, bởi vì việc làm đó chỉ là lẩn trốn, cho nên không có nghĩa lý chi cả. Bao lâu, bạn còn khống chế vợ bạn hoặc cô ấy không chế bạn, bao lâu bạn còn chiếm đoạt hoặc bị chiếm đoạt thì bạn không thể biết được tình yêu, bao lâu bạn còn tìm cách áp đặt, thay thế, bao lâu bạn còn tham thì bạn không thể biết được sự thật.
Không còn tìm kiếm, không còn đấu tranh, không còn nỗ lực thành đạt một kết quả, chỉ duy người ấy mới biết được sự thật. Sự thật không mang tính tiếp nối liên tục, sự thật không có nơi chốn cố định, sự thật phải được thấy từng phút từng giây. Sự thật không nối tiếp liên tục. Chính trí não muốn biến kinh nghiệm được nó gọi là sự thật tiếp nối liên tục, và trí não đó không thể biết được sự thật. Sự thật luôn luôn mới. Thấy cùng nụ cười đó, nhưng mỗi lần thấy mỗi mới, thấy cùng người đó nhưng mỗi lần thấy mỗi mới, thấy mới lại hàng cây cọ, mỗi lần giáp mặt cuộc sống mỗi lần mới.
Người đồng hành
Sự thật là sự kiện và chỉ có thể hiểu sự kiện khi mọi vật khác, đã được đặt vào giữa sự kiện và trí não, được tháo dỡ đi. Sự kiện là mối quan hệ của bạn đối với tài sản, với vợ bạn, với con người, với thiên nhiên, với ý tưởng và bao lâu bạn chưa hiểu sự kiện quan hệ này thì việc tìm kiếm Thượng Đế của bạn chỉ gia tăng hỗn loạn, bởi vì việc làm đó chỉ là lẩn trốn, cho nên không có nghĩa lý chi cả. Bao lâu, bạn còn khống chế vợ bạn hoặc cô ấy không chế bạn, bao lâu bạn còn chiếm đoạt hoặc bị chiếm đoạt thì bạn không thể biết được tình yêu, bao lâu bạn còn tìm cách áp đặt, thay thế, bao lâu bạn còn tham thì bạn không thể biết được sự thật.
Không còn tìm kiếm, không còn đấu tranh, không còn nỗ lực thành đạt một kết quả, chỉ duy người ấy mới biết được sự thật. Sự thật không mang tính tiếp nối liên tục, sự thật không có nơi chốn cố định, sự thật phải được thấy từng phút từng giây. Sự thật không nối tiếp liên tục. Chính trí não muốn biến kinh nghiệm được nó gọi là sự thật tiếp nối liên tục, và trí não đó không thể biết được sự thật. Sự thật luôn luôn mới. Thấy cùng nụ cười đó, nhưng mỗi lần thấy mỗi mới, thấy cùng người đó nhưng mỗi lần thấy mỗi mới, thấy mới lại hàng cây cọ, mỗi lần giáp mặt cuộc sống mỗi lần mới.
Người đồng hành
Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011
SỰ THÂT LÀ MỘT TRẠNG THÁI SỐNG TỰ TẠI
SỰ THÂT LÀ
MỘT TRẠNG THÁI SỐNG TỰ TẠI
Không có đường đến sự thật và không có hai sự thật. Sự thật không thuộc quá khứ hay hiện tại, sự thật vốn phi thời gian, người trích dẫn sự thật hay chỉ lặp lại, sẽ không bao giờ tìm thấy sự thật, vì lặp lại không phải là sự thật. Lặp lại là lừa dối. Sự thật là một trạng thái sống tự tại nảy sinh khi trí – đang tìm cách gây chia rẽ, độc đoán, chỉ nghỉ đến thành quả, thành tựu – đã chấm dứt. Chỉ lúc đó mới có sự thật. Thứ trí não đang ra sức cố gắng, đang tự khép mình nhằm thành đạt một mục đích, không thể biết được sự thật, bởi vì mục đích ấy là do chính nó dự phóng và săn đuổi dự phóng ấy là một hình thái nó tự sùng thượng nó mà thôi. Đó là một kiểu sống mình tự tôn thờ mình cho nên không thể biết được sự thật. Sự thật chỉ được hiểu khi ta hiểu toàn bộ tiến trình của trí não tức là khi không còn đấu tranh, không còn xung đột nữa.
Người đồng hành
MỘT TRẠNG THÁI SỐNG TỰ TẠI
Không có đường đến sự thật và không có hai sự thật. Sự thật không thuộc quá khứ hay hiện tại, sự thật vốn phi thời gian, người trích dẫn sự thật hay chỉ lặp lại, sẽ không bao giờ tìm thấy sự thật, vì lặp lại không phải là sự thật. Lặp lại là lừa dối. Sự thật là một trạng thái sống tự tại nảy sinh khi trí – đang tìm cách gây chia rẽ, độc đoán, chỉ nghỉ đến thành quả, thành tựu – đã chấm dứt. Chỉ lúc đó mới có sự thật. Thứ trí não đang ra sức cố gắng, đang tự khép mình nhằm thành đạt một mục đích, không thể biết được sự thật, bởi vì mục đích ấy là do chính nó dự phóng và săn đuổi dự phóng ấy là một hình thái nó tự sùng thượng nó mà thôi. Đó là một kiểu sống mình tự tôn thờ mình cho nên không thể biết được sự thật. Sự thật chỉ được hiểu khi ta hiểu toàn bộ tiến trình của trí não tức là khi không còn đấu tranh, không còn xung đột nữa.
Người đồng hành
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
TÌNH YÊU LÀ GÌ ?
TÌNH YÊU LÀ GÌ ?
Chúng ta hiện đang dùng tiếng tình yêu một cách qua lỏng lẻo. Nó trở thành đơn thuần tính cách nhục cảm, tính dục; tình yêu đang bị đồng hóa với khoái lạc. Và để khám phá hương vị đó ta phải đi vào những gì không phải là tình yêu. Qua phủ định bạn tới được cái xác thực, không phải đi theo lối quanh nào khác. Qua sự phủ định cái không là tình yêu, bạn tới cái chân chính mênh mông, cái đó là tình yêu.
Tình yêu không là căm ghét, điều này rõ ràng. Tình yêu không là phù phiếm, ngạo mạn. Tình yêu không ở bên phía quyền lực: việc ước ao quyền hành, dù trên một em bé thơ dại hoặc trên một nhóm dân chúng hoặc trên một quốc gia, chắc chắn đó không là tình yêu. Tình yêu không là khoái lạc. Tình yêu không là dục vọng. Tình yêu chắc chắn không là ý nghĩ. Khi bạn tham vọng, gây hấn – như bạn đã và đang được nuôi dưỡng mọi mặt để thành công, để nổi tiếng, để vang danh, là việc hoàn toàn hết sức ấu trỉ - thì làm sao có thể có tình yêu ?
Như thế thì tình yêu là cái gì đó không mời mọc hoặc vun trồng. Tình yêu tới cách tự nhiên, dễ dàng, khi không có những cái kia. Và trong khi bạn học biết về bản thân thì ta bắt gặp trạng thái này. Khi có tình yêu thì có lòng từ bi; và lòng từ bi có trí tuệ của riêng nó. Đó là hình thức tối thượng của trí tuệ, không phải là thứ trí tuệ của ý nghĩ, của tinh khôn hoặc mánh khóe mưu mẹo. Chỉ khi nào có tình yêu trọn vẹn và lòng từ bi thì mới có sự tuyệt hảo của trí tuệ, cái không có tính cách máy móc.
Người đồng hành
Lưu dấu những ngày mẹ mất.
Chúng ta hiện đang dùng tiếng tình yêu một cách qua lỏng lẻo. Nó trở thành đơn thuần tính cách nhục cảm, tính dục; tình yêu đang bị đồng hóa với khoái lạc. Và để khám phá hương vị đó ta phải đi vào những gì không phải là tình yêu. Qua phủ định bạn tới được cái xác thực, không phải đi theo lối quanh nào khác. Qua sự phủ định cái không là tình yêu, bạn tới cái chân chính mênh mông, cái đó là tình yêu.
Tình yêu không là căm ghét, điều này rõ ràng. Tình yêu không là phù phiếm, ngạo mạn. Tình yêu không ở bên phía quyền lực: việc ước ao quyền hành, dù trên một em bé thơ dại hoặc trên một nhóm dân chúng hoặc trên một quốc gia, chắc chắn đó không là tình yêu. Tình yêu không là khoái lạc. Tình yêu không là dục vọng. Tình yêu chắc chắn không là ý nghĩ. Khi bạn tham vọng, gây hấn – như bạn đã và đang được nuôi dưỡng mọi mặt để thành công, để nổi tiếng, để vang danh, là việc hoàn toàn hết sức ấu trỉ - thì làm sao có thể có tình yêu ?
Như thế thì tình yêu là cái gì đó không mời mọc hoặc vun trồng. Tình yêu tới cách tự nhiên, dễ dàng, khi không có những cái kia. Và trong khi bạn học biết về bản thân thì ta bắt gặp trạng thái này. Khi có tình yêu thì có lòng từ bi; và lòng từ bi có trí tuệ của riêng nó. Đó là hình thức tối thượng của trí tuệ, không phải là thứ trí tuệ của ý nghĩ, của tinh khôn hoặc mánh khóe mưu mẹo. Chỉ khi nào có tình yêu trọn vẹn và lòng từ bi thì mới có sự tuyệt hảo của trí tuệ, cái không có tính cách máy móc.
Người đồng hành
Lưu dấu những ngày mẹ mất.
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011
TÂM ĐẦY TRÍ RỖNG
TÂM ĐẦY TRÍ RỖNG
Không có đường đến sự thật, sự thật phải đến bạn. Sự thật chỉ có thể đến khi tâm và trí bạn đơn giản, trong sáng, và khi tâm bạn đầy tình yêu chứ không phải đầy vật của trí. Khi con tim bạn đầy tình yêu, bạn không còn bàn đến việc lập hội đoàn, bạn không đặt vấn đề tin tưởng, bạn không bàn thảo vấn đề chia rẽ và quyền lực gây chia rẽ, bạn không cần tìm cách hòa giải hòa hợp chi cả. Bấy giờ, bạn đơn giản là một con người, không nhãn hiệu, không quốc gia. Thế có nghĩa là bạn phải trút sạch tất cả các vật của trí và để cho sự thật tự đến và sự thật chỉ đến khi trí rỗng, khi trí ngưng tạo tác. Lúc đó sự thật đến không cần mời gọi. Lúc đó, sự thật đến nhanh như gió, bạn không biết không hay. Sự thật lặng lẽ đến không phải vì bạn quan sát hay mong muốn. Sự thật đột nhiên xuất hiện như ánh sáng mặt trời, thuần khiết như bóng đêm, nhưng để tiếp nhận sự thật, tâm phải đầy, và trí phải rỗng. Còn bây giờ, trí bạn đầy và tâm bạn rỗng.
Người đồng hành
Không có đường đến sự thật, sự thật phải đến bạn. Sự thật chỉ có thể đến khi tâm và trí bạn đơn giản, trong sáng, và khi tâm bạn đầy tình yêu chứ không phải đầy vật của trí. Khi con tim bạn đầy tình yêu, bạn không còn bàn đến việc lập hội đoàn, bạn không đặt vấn đề tin tưởng, bạn không bàn thảo vấn đề chia rẽ và quyền lực gây chia rẽ, bạn không cần tìm cách hòa giải hòa hợp chi cả. Bấy giờ, bạn đơn giản là một con người, không nhãn hiệu, không quốc gia. Thế có nghĩa là bạn phải trút sạch tất cả các vật của trí và để cho sự thật tự đến và sự thật chỉ đến khi trí rỗng, khi trí ngưng tạo tác. Lúc đó sự thật đến không cần mời gọi. Lúc đó, sự thật đến nhanh như gió, bạn không biết không hay. Sự thật lặng lẽ đến không phải vì bạn quan sát hay mong muốn. Sự thật đột nhiên xuất hiện như ánh sáng mặt trời, thuần khiết như bóng đêm, nhưng để tiếp nhận sự thật, tâm phải đầy, và trí phải rỗng. Còn bây giờ, trí bạn đầy và tâm bạn rỗng.
Người đồng hành
Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011
CẢM THÔNG CÙNG ĐAU KHỔ
CẢM THÔNG CÙNG ĐAU KHỔ
Phần đông, chúng ta không sống cảm thông với bất cứ điều gì. Ta không trực tiếp cảm thông với bằng hữu, với vợ ta, con cái ta.
Vì vậy, để thấu hiểu đau khổ, bạn phải yêu đau khổ phải không bạn? Tức là bạn phải cảm thông trực tiếp với nó – Nếu bạn hiểu điều gì cách trọn vẹn, bạn phải sống gần gủi với nó. Bạn phải tiếp cận nó mà không có ý phản đối, không thành kiến, không phê phán hay động đậy chi cả, bạn phải nhìn nó, phải không bạn? Tôi phải không có thành kiến với bạn tôi mới hiểu được bạn. Tôi phải nhìn bạn, không phải nhìn thông qua những rào chắn, màn che của thành kiến và qui định. Tôi phải cảm thông với bạn, nghĩa là tôi phải yêu thương bạn. Tương tự vậy, nếu tôi muốn hiểu phiền não, đau khổ, tôi phải yêu thương, tôi phải cảm thông cùng đau khổ. Tôi không thể làm thế khi tôi lẫn tránh nó bằng những lý giải, những học thuyết, những hy vọng, những trì hoãn – tất cả đều là ngôn từ, nói năng. Từ ngữ ngăn chặn tới cảm thông cùng đau khổ. Từ ngữ ngăn chặn tôi – từ ngữ của những lý giải, biện luận, vẫn là từ, là tiến trình của trí não – cảm thông cùng đau khổ. Chỉ khi nào tôi cảm thông cùng đau khổ tôi mới hiểu đau khổ.
Người đồng hành
Phần đông, chúng ta không sống cảm thông với bất cứ điều gì. Ta không trực tiếp cảm thông với bằng hữu, với vợ ta, con cái ta.
Vì vậy, để thấu hiểu đau khổ, bạn phải yêu đau khổ phải không bạn? Tức là bạn phải cảm thông trực tiếp với nó – Nếu bạn hiểu điều gì cách trọn vẹn, bạn phải sống gần gủi với nó. Bạn phải tiếp cận nó mà không có ý phản đối, không thành kiến, không phê phán hay động đậy chi cả, bạn phải nhìn nó, phải không bạn? Tôi phải không có thành kiến với bạn tôi mới hiểu được bạn. Tôi phải nhìn bạn, không phải nhìn thông qua những rào chắn, màn che của thành kiến và qui định. Tôi phải cảm thông với bạn, nghĩa là tôi phải yêu thương bạn. Tương tự vậy, nếu tôi muốn hiểu phiền não, đau khổ, tôi phải yêu thương, tôi phải cảm thông cùng đau khổ. Tôi không thể làm thế khi tôi lẫn tránh nó bằng những lý giải, những học thuyết, những hy vọng, những trì hoãn – tất cả đều là ngôn từ, nói năng. Từ ngữ ngăn chặn tới cảm thông cùng đau khổ. Từ ngữ ngăn chặn tôi – từ ngữ của những lý giải, biện luận, vẫn là từ, là tiến trình của trí não – cảm thông cùng đau khổ. Chỉ khi nào tôi cảm thông cùng đau khổ tôi mới hiểu đau khổ.
Người đồng hành
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011
SỐNG CÙNG PHIỀN NÃO
SỐNG CÙNG PHIỀN NÃO
Tất cả chúng ta điều phiền não, điều đau khổ. Bạn không đau khổ cách này, cách khác sao? Và bạn có muốn biết về đau khổ không? Nếu có thì thường bạn phân tích và lý giải tại sao bạn khổ. Bạn tìm đọc kinh sách nói về vấn đề này hoặc đi nhà thờ và bạn sẽ biết được phần nào vấn đề này. Nhưng tôi không đề cập câu chuyện đau khổ theo hướng đó, tôi đang nói chuyện về chuyện chấm dứt đau khổ. Tri kiến thức không dứt được khổ. Dứt khổ bắt đầu bằng hành động giáp mặt với các sự kiện tâm lý ngay trong nội tâm ta và tri giác hoàn toàn mọi nghĩa lý hàm chứa trong các sự kiện đó đang diễn ra từng phút từng giây: có nghĩa là không lẫn trốn sự kiện ta đang khổ, không bao giờ biện luận nói năng, không bao giờ có ý kiến với đau khổ mà chỉ sống trọn vẹn với sự kiện đó.
Chắc bạn biết, sống với vẽ đẹp của các ngọn núi ấy mà không trở nên quen thuộc chúng là việc hết sức khó khăn…Bạn chú ý, bạn quan sát các ngọn núi ấy, nghe tiếng suối chảy và thấy bóng chúng ngã dài qua thung lũng, ngày này sang ngày khác và bạn không để ý là bạn dễ dàng quen thuộc chúng sao? Bạn nói, “Vâng, thật là đẹp tuyệt”, và bạn lướt nhanh qua. Sống với cái đẹp hay sống với một vật xấu xí mà không trở nên quen thuộc với nó, đòi hỏi một năng lượng nội tâm khổng lồ - tức là phải giác để ngăn chận trí não tối tăm ngu muội. Cũng tương tự như vậy, phiền não làm tăm tối, làm ngu muội trí não nếu ta trở nên quen thuộc với nó và đa số chúng ta quá quen thuộc với đau khổ. Nhưng bản thân không cần thiết quen thuộc với đau khổ, với phiền não, thấu hiểu nó, thể nhập vào nó nhưng không phải để quen biết nó.
Bạn biết rằng đau khổ có ở đó, đó là một sự kiện và không có gì để biết thêm nữa. Bạn phải sống, thế thôi.
Người đồng hành
Tất cả chúng ta điều phiền não, điều đau khổ. Bạn không đau khổ cách này, cách khác sao? Và bạn có muốn biết về đau khổ không? Nếu có thì thường bạn phân tích và lý giải tại sao bạn khổ. Bạn tìm đọc kinh sách nói về vấn đề này hoặc đi nhà thờ và bạn sẽ biết được phần nào vấn đề này. Nhưng tôi không đề cập câu chuyện đau khổ theo hướng đó, tôi đang nói chuyện về chuyện chấm dứt đau khổ. Tri kiến thức không dứt được khổ. Dứt khổ bắt đầu bằng hành động giáp mặt với các sự kiện tâm lý ngay trong nội tâm ta và tri giác hoàn toàn mọi nghĩa lý hàm chứa trong các sự kiện đó đang diễn ra từng phút từng giây: có nghĩa là không lẫn trốn sự kiện ta đang khổ, không bao giờ biện luận nói năng, không bao giờ có ý kiến với đau khổ mà chỉ sống trọn vẹn với sự kiện đó.
Chắc bạn biết, sống với vẽ đẹp của các ngọn núi ấy mà không trở nên quen thuộc chúng là việc hết sức khó khăn…Bạn chú ý, bạn quan sát các ngọn núi ấy, nghe tiếng suối chảy và thấy bóng chúng ngã dài qua thung lũng, ngày này sang ngày khác và bạn không để ý là bạn dễ dàng quen thuộc chúng sao? Bạn nói, “Vâng, thật là đẹp tuyệt”, và bạn lướt nhanh qua. Sống với cái đẹp hay sống với một vật xấu xí mà không trở nên quen thuộc với nó, đòi hỏi một năng lượng nội tâm khổng lồ - tức là phải giác để ngăn chận trí não tối tăm ngu muội. Cũng tương tự như vậy, phiền não làm tăm tối, làm ngu muội trí não nếu ta trở nên quen thuộc với nó và đa số chúng ta quá quen thuộc với đau khổ. Nhưng bản thân không cần thiết quen thuộc với đau khổ, với phiền não, thấu hiểu nó, thể nhập vào nó nhưng không phải để quen biết nó.
Bạn biết rằng đau khổ có ở đó, đó là một sự kiện và không có gì để biết thêm nữa. Bạn phải sống, thế thôi.
Người đồng hành
Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011
CÕI MÊNH MÔNG VÔ LƯỢNG
CÕI MÊNH MÔNG VÔ LƯỢNG
Việc gì xảy ra khi người mà bạn yêu thương chết đi? Phản ứng tức thì là một cảm giác tê dại và khi ra khỏi cơn sốc, xuất hiện điều mà ta gọi là đau khổ. Vậy bây giờ, từ “đau khổ” hay “phiền não” ấy nghĩa là gì? Chuyện đôi lứa, những lời lẽ ngọt ngào đầy hạnh phúc, những buổi dạo chơi, nhiều điều tốt đẹp bạn đã làm và hy vọng cùng nhau làm – tất cả đều tan biến trong chốc lát và bạn bị bỏ lại, trống rỗng, trần truồng, cô độc. Bạn phủ nhận điều đó, trí não nổi lên chống lại điều đó, bạn đột nhiên bị bỏ lại, mình phải đối diện với mình, tột cùng cô độc, trống rỗng không còn bất kỳ nơi nào để nương tựa. Bây giờ, sống với tâm thái trống rỗng đó đã sao nào, đơn giản sống với tâm thái trống rỗng ấy tuyệt dứt phản ứng, nói năng, lẩn trốn vào cảnh, vào người, cùng mọi điều vô nghĩa ngu muội khác – sống với sự trống rỗng bằng toàn cả thân tâm bạn. Và nếu bạn thâm nhập vào đó từng bước, từng bước một, bạn sẽ thấy phiền não cùng đau khổ chấm dứt – chấm dứt thực sự chứ không phải chấm dứt trên bình diện ngôn từ, chứ không phải chấm dứt cách hời hợt do lẩn trốn, do đồng nhất vào một quan niệm hay thỏa hiệp vào một ý tưởng. Bấy giờ, bạn sẽ thấy không có gì để bảo vệ nữa cả, bởi vì, trí não đã hoàn toàn trống trơn và cũng không phản ứng nhằm lắp đầy sự trống trơn ấy nữa và khi mọi phiền não theo đó chấm dứt, bạn sẽ bắt đầu một cuộc hành trình mới khác – một cuộc hành trình vô thỉ vô chung. Một cõi mênh mông vô lượng và bạn không thể bước vào cõi giới ấy mà không chấm dứt hoàn toàn phiền não.
Người đồng hành
Việc gì xảy ra khi người mà bạn yêu thương chết đi? Phản ứng tức thì là một cảm giác tê dại và khi ra khỏi cơn sốc, xuất hiện điều mà ta gọi là đau khổ. Vậy bây giờ, từ “đau khổ” hay “phiền não” ấy nghĩa là gì? Chuyện đôi lứa, những lời lẽ ngọt ngào đầy hạnh phúc, những buổi dạo chơi, nhiều điều tốt đẹp bạn đã làm và hy vọng cùng nhau làm – tất cả đều tan biến trong chốc lát và bạn bị bỏ lại, trống rỗng, trần truồng, cô độc. Bạn phủ nhận điều đó, trí não nổi lên chống lại điều đó, bạn đột nhiên bị bỏ lại, mình phải đối diện với mình, tột cùng cô độc, trống rỗng không còn bất kỳ nơi nào để nương tựa. Bây giờ, sống với tâm thái trống rỗng đó đã sao nào, đơn giản sống với tâm thái trống rỗng ấy tuyệt dứt phản ứng, nói năng, lẩn trốn vào cảnh, vào người, cùng mọi điều vô nghĩa ngu muội khác – sống với sự trống rỗng bằng toàn cả thân tâm bạn. Và nếu bạn thâm nhập vào đó từng bước, từng bước một, bạn sẽ thấy phiền não cùng đau khổ chấm dứt – chấm dứt thực sự chứ không phải chấm dứt trên bình diện ngôn từ, chứ không phải chấm dứt cách hời hợt do lẩn trốn, do đồng nhất vào một quan niệm hay thỏa hiệp vào một ý tưởng. Bấy giờ, bạn sẽ thấy không có gì để bảo vệ nữa cả, bởi vì, trí não đã hoàn toàn trống trơn và cũng không phản ứng nhằm lắp đầy sự trống trơn ấy nữa và khi mọi phiền não theo đó chấm dứt, bạn sẽ bắt đầu một cuộc hành trình mới khác – một cuộc hành trình vô thỉ vô chung. Một cõi mênh mông vô lượng và bạn không thể bước vào cõi giới ấy mà không chấm dứt hoàn toàn phiền não.
Người đồng hành
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011
SÀO HUYỆT CỦA ĐAU KHỔ
SÀO HUYỆT CỦA ĐAU KHỔ
Khi bạn thấy vật gì đó hết sức đáng yêu, một ngọn núi, một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp, một nụ cười đắm say, một gương mặt xinh đẹp mê hồn, sự kiện đó làm cho bạn kinh ngạc, ngẩn ngơ và im lặng – điều đó có bao giờ xảy ra với bạn không? Bấy giờ, bạn mở rộng vòng tay ôm trọn thế giới vào lòng. Nhưng đấy là sự vật bên ngoài đến với trí não bạn, nhưng ở đây tôi đang đề cập đến một trí não muốn nhìn, muốn quan sát chứ không phải bị kinh ngạc ngẩn ngơ. Vậy bây giờ, bạn có thể quan sát mà không mang cái tâm thái qui định động đậy không ngừng ấy không? Với một người đang sống trong đau khổ, tôi dùng lời lẽ để giải thích: khổ là điều không thể tránh, khổ do muốn thực hiện, muốn thành đạt, muốn thỏa mãn. Khi mọi giải thích đều đã xong và đã chấm dứt, chỉ lúc đó bạn mới có thể nhìn – tức là bạn không còn nhìn từ một trung tâm. Khi bạn nhìn từ trung tâm năng lực quan sát của bạn bị hạn chế. Nếu tôi bị buộc vào cọc và lại muốn di chuyển đến chổ kia, có sự căng thẳng tức là có đau khổ. Khi tôi đứng từ trung tâm nhìn đau khổ là có đau khổ. Chính không có năng lực trong quan sát mới tạo ra khổ. Tôi không thể quan sát nếu tôi còn tư tưởng, hoạt động, thấy nghe từ trung tâm – như khi tôi nói, “ Tôi phải không khổ, tôi phải khám phá tại sao tôi đau khổ, tôi phải lẩn trốn”. Khi tôi đứng từ trung tâm để quan sát, dù trung tâm là một định kiến, một kết luận, một ý niệm, hy vọng, tuyệt vọng hay bất kỳ vật gì khác, thì sự quan sát đó cũng hết sức hạn chế, nông cạn, nhỏ nhen và dấy sinh phiền não.
Người đồng hành
Khi bạn thấy vật gì đó hết sức đáng yêu, một ngọn núi, một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp, một nụ cười đắm say, một gương mặt xinh đẹp mê hồn, sự kiện đó làm cho bạn kinh ngạc, ngẩn ngơ và im lặng – điều đó có bao giờ xảy ra với bạn không? Bấy giờ, bạn mở rộng vòng tay ôm trọn thế giới vào lòng. Nhưng đấy là sự vật bên ngoài đến với trí não bạn, nhưng ở đây tôi đang đề cập đến một trí não muốn nhìn, muốn quan sát chứ không phải bị kinh ngạc ngẩn ngơ. Vậy bây giờ, bạn có thể quan sát mà không mang cái tâm thái qui định động đậy không ngừng ấy không? Với một người đang sống trong đau khổ, tôi dùng lời lẽ để giải thích: khổ là điều không thể tránh, khổ do muốn thực hiện, muốn thành đạt, muốn thỏa mãn. Khi mọi giải thích đều đã xong và đã chấm dứt, chỉ lúc đó bạn mới có thể nhìn – tức là bạn không còn nhìn từ một trung tâm. Khi bạn nhìn từ trung tâm năng lực quan sát của bạn bị hạn chế. Nếu tôi bị buộc vào cọc và lại muốn di chuyển đến chổ kia, có sự căng thẳng tức là có đau khổ. Khi tôi đứng từ trung tâm nhìn đau khổ là có đau khổ. Chính không có năng lực trong quan sát mới tạo ra khổ. Tôi không thể quan sát nếu tôi còn tư tưởng, hoạt động, thấy nghe từ trung tâm – như khi tôi nói, “ Tôi phải không khổ, tôi phải khám phá tại sao tôi đau khổ, tôi phải lẩn trốn”. Khi tôi đứng từ trung tâm để quan sát, dù trung tâm là một định kiến, một kết luận, một ý niệm, hy vọng, tuyệt vọng hay bất kỳ vật gì khác, thì sự quan sát đó cũng hết sức hạn chế, nông cạn, nhỏ nhen và dấy sinh phiền não.
Người đồng hành
DOĨ THEO SỰ VẬN ĐỘNG CỦA ĐAU KHỔ
DOĨ THEO SỰ VẬN ĐỘNG
CỦA ĐAU KHỔ
Đau khổ là gì?...Ý nghĩa của đau khổ là gì? Cái gì đang đau khổ? Không phải tại sao có đau khổ, không phải nguyên nhân của đau khổ là gì, mà thực sự điều gì đang diễn ra. Tôi không biết bạn có thấy sự khác biệt không. Lúc đó, đơn giản là tôi giác tri đau khổ - không phải là vật tách biệt với tôi, không phải như người-quan-sát đang quan sát đau khổ- mà đau khổ là tôi, toàn cả con người tôi là đau khổ. Lúc đó, tôi mới có thể theo dõi sự vận động của nó, thấy nó dẫn về đâu.Chắc chắn nếu tôi làm được việc đó thì đau khổ sẽ tự mở bày, phải không. Lúc đó, tôi thấy tôi quá coi trọng cái ‘tôi’, chứ không phải người tôi thương yêu. Người -tôi –yêu chỉ tác động để che giấu nỗi khốn khổ của tôi, nỗi cô độc của tôi, nỗi bất hạnh của tôi. Và tôi không làm nên trò trống gì nên tôi hy vọng người ấy phải là cái đó. Và cái đó ra đi, còn tôi thì ở lại mất mát, cô đơn. Không có người ấy, tôi không là gì cả. Thế nên tôi khóc. Khóc không phải vì người ấy ra đi mà vì tôi bị bỏ lại…
Nhưng nếu tôi ngồi lại với cái đó, đừng xua đuổi nó rời xa tôi, đừng hạn chế nó hay chối bỏ nó, lúc đó biến cố gì diễn ra? Trạng thái của trí não lúc đó là gì, khi nó đang dõi theo sự vận động của đau khổ?
Người đồng hành
CỦA ĐAU KHỔ
Đau khổ là gì?...Ý nghĩa của đau khổ là gì? Cái gì đang đau khổ? Không phải tại sao có đau khổ, không phải nguyên nhân của đau khổ là gì, mà thực sự điều gì đang diễn ra. Tôi không biết bạn có thấy sự khác biệt không. Lúc đó, đơn giản là tôi giác tri đau khổ - không phải là vật tách biệt với tôi, không phải như người-quan-sát đang quan sát đau khổ- mà đau khổ là tôi, toàn cả con người tôi là đau khổ. Lúc đó, tôi mới có thể theo dõi sự vận động của nó, thấy nó dẫn về đâu.Chắc chắn nếu tôi làm được việc đó thì đau khổ sẽ tự mở bày, phải không. Lúc đó, tôi thấy tôi quá coi trọng cái ‘tôi’, chứ không phải người tôi thương yêu. Người -tôi –yêu chỉ tác động để che giấu nỗi khốn khổ của tôi, nỗi cô độc của tôi, nỗi bất hạnh của tôi. Và tôi không làm nên trò trống gì nên tôi hy vọng người ấy phải là cái đó. Và cái đó ra đi, còn tôi thì ở lại mất mát, cô đơn. Không có người ấy, tôi không là gì cả. Thế nên tôi khóc. Khóc không phải vì người ấy ra đi mà vì tôi bị bỏ lại…
Nhưng nếu tôi ngồi lại với cái đó, đừng xua đuổi nó rời xa tôi, đừng hạn chế nó hay chối bỏ nó, lúc đó biến cố gì diễn ra? Trạng thái của trí não lúc đó là gì, khi nó đang dõi theo sự vận động của đau khổ?
Người đồng hành
Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011
GIÁP MẶT PHIỀN NÃO
GIÁP MẶT PHIỀN NÃO
Bạn giáp mặt phiền não bằng cách nào? Tôi e rằng phần đông chúng ta giáp mặt phiền não một cách hời hợt, nông cạn. Giáo dục và đào tạo của ta, kiến thức và ảnh hưởng của xã hội tác động lên ta biến ta thành nông cạn hời hợt. Một trí não nông cạn là thứ trí não lẫn trốn vào định kiến, vào quan niệm, tin tưởng hoặc ý tưởng. Tất cả mọi thứ đó làm nơi trú ẩn cho một trí não nông cạn đang sống quằn quại trong phiền não. Và nếu không tìm thấy nơi trú ẩn, bạn sẽ xây tường vách quanh mình và trở nên hoài nghi, lạnh lùng, vô cảm hoặc bạn lẩn trốn bằng một phản ứng dễ dãi, bệnh hoạn. Mọi động thái phòng vệ chống lại đau khổ đó ngăn chặn ta đi tới trong khám phá.
Xin hãy quan sát chính trí não của bạn, quan sát cách thế bạn lẩn trốn bằng cách lý giải sự phiền não của mình, bằng cách quên mình trong công việc, trong ý tưởng hoặc bám chặt sự tin tưởng vào một nơi nào đó. Còn nếu không giải thích, không tin tưởng vào thỏa mãn bạn, bạn quay ra lẫn trốn bằng uống rượu, tình dục hoặc trở nên hoài nghi, yếm thế, vô cảm, chua chát, bất cần đời. Hết thế hệ này đến thế hệ khác, kiểu cách sống đó đã được ông cha truyền lại cho con cháu và cái trí não nông cạn ấy không bao giờ làm lành được vết thương sâu này, trí não thực sự không biết, thực sự không quen với phiền não cùng đau khổ. Nó chỉ có ý niệm về phiền não. Nó có một hình ảnh, một biểu tượng của phiền não nhưng không bao giờ giáp mặt với phiền não, đau khổ - nó chỉ giáp mặt với từ phiền não.
Người đồng hành
Bạn giáp mặt phiền não bằng cách nào? Tôi e rằng phần đông chúng ta giáp mặt phiền não một cách hời hợt, nông cạn. Giáo dục và đào tạo của ta, kiến thức và ảnh hưởng của xã hội tác động lên ta biến ta thành nông cạn hời hợt. Một trí não nông cạn là thứ trí não lẫn trốn vào định kiến, vào quan niệm, tin tưởng hoặc ý tưởng. Tất cả mọi thứ đó làm nơi trú ẩn cho một trí não nông cạn đang sống quằn quại trong phiền não. Và nếu không tìm thấy nơi trú ẩn, bạn sẽ xây tường vách quanh mình và trở nên hoài nghi, lạnh lùng, vô cảm hoặc bạn lẩn trốn bằng một phản ứng dễ dãi, bệnh hoạn. Mọi động thái phòng vệ chống lại đau khổ đó ngăn chặn ta đi tới trong khám phá.
Xin hãy quan sát chính trí não của bạn, quan sát cách thế bạn lẩn trốn bằng cách lý giải sự phiền não của mình, bằng cách quên mình trong công việc, trong ý tưởng hoặc bám chặt sự tin tưởng vào một nơi nào đó. Còn nếu không giải thích, không tin tưởng vào thỏa mãn bạn, bạn quay ra lẫn trốn bằng uống rượu, tình dục hoặc trở nên hoài nghi, yếm thế, vô cảm, chua chát, bất cần đời. Hết thế hệ này đến thế hệ khác, kiểu cách sống đó đã được ông cha truyền lại cho con cháu và cái trí não nông cạn ấy không bao giờ làm lành được vết thương sâu này, trí não thực sự không biết, thực sự không quen với phiền não cùng đau khổ. Nó chỉ có ý niệm về phiền não. Nó có một hình ảnh, một biểu tượng của phiền não nhưng không bao giờ giáp mặt với phiền não, đau khổ - nó chỉ giáp mặt với từ phiền não.
Người đồng hành
CHẤM DỨT PHIỀN NÃO
CHẤM DỨT PHIỀN NÃO
Nếu bạn theo con đường dốc đi xuống, bạn sẽ thấy cảnh huy hoàng của thiên nhiên, vẻ đẹp kỳ diệu của những cánh đồng xanh và bầu trời cao rộng mênh mông cùng tiếng trẻ con cười đùa. Nhưng mặc cho tất cả mọi cảnh vật ấy, phiền não vẫn bàng bạc khắp nơi. Có nỗi đau của bà mẹ sinh con; nỗi khổ trong chết chóc; phiền muộn vì hoài mong điều không bao giờ đến; có nỗi khổ khi một quốc gia bị sụp đổ, yếu kém và nỗi khổ vì hư hoại, không chỉ trong cộng đồng mà cả trong từng cá nhân. Phiền não ngay trong ngôi nhà của bạn, nếu bạn chịu nhìn sâu một chút – khổ vì không có khả năng thực hiện, khổ vì chính sự bất lực và nhỏ nhen của mình cùng những nỗi ẩn sâu trong vô thức.
Trong cuộc sống cũng có tiếng cười. Tiếng cười thật là dễ thương – cười không có lý do, vui không có nguyên nhân, yêu không cần đáp trả. Nhưng đối với ta, cười được như thế thật là hiếm. Ta sống nặng trĩu với những phiền não, cuộc sống của ta là một chuỗi dài bất tận những khốn cùng và đấu tranh, là một tiến trình phân rã liên tục và hầu hết chúng ta đều không bao giờ biết yêu thương hết lòng…
Ta muốn tìm một giải pháp, một phương cách nào đó giải quyết gánh nặng này của cuộc sống nhưng lại không bao giờ chịu nhìn ngay vào phiền não. Ta luôn tìm cách lẫn trốn qua những câu chuyện hoang đường đầy huyền hoặc, qua những hình ảnh biểu tượng, qua biện luận; ta hy vọng tránh thoát gánh nặng này, cưỡi lên sóng gió phiền não mà đi.
Phiền não có chổ chấm dứt, nhưng sự chấm dứt ấy không đến từ bất kỳ phương pháp nào. Chỉ khi nào giác ngộ cái đang là, cái hiện tiền mới không còn phiền não.
Người đồng hành
Nếu bạn theo con đường dốc đi xuống, bạn sẽ thấy cảnh huy hoàng của thiên nhiên, vẻ đẹp kỳ diệu của những cánh đồng xanh và bầu trời cao rộng mênh mông cùng tiếng trẻ con cười đùa. Nhưng mặc cho tất cả mọi cảnh vật ấy, phiền não vẫn bàng bạc khắp nơi. Có nỗi đau của bà mẹ sinh con; nỗi khổ trong chết chóc; phiền muộn vì hoài mong điều không bao giờ đến; có nỗi khổ khi một quốc gia bị sụp đổ, yếu kém và nỗi khổ vì hư hoại, không chỉ trong cộng đồng mà cả trong từng cá nhân. Phiền não ngay trong ngôi nhà của bạn, nếu bạn chịu nhìn sâu một chút – khổ vì không có khả năng thực hiện, khổ vì chính sự bất lực và nhỏ nhen của mình cùng những nỗi ẩn sâu trong vô thức.
Trong cuộc sống cũng có tiếng cười. Tiếng cười thật là dễ thương – cười không có lý do, vui không có nguyên nhân, yêu không cần đáp trả. Nhưng đối với ta, cười được như thế thật là hiếm. Ta sống nặng trĩu với những phiền não, cuộc sống của ta là một chuỗi dài bất tận những khốn cùng và đấu tranh, là một tiến trình phân rã liên tục và hầu hết chúng ta đều không bao giờ biết yêu thương hết lòng…
Ta muốn tìm một giải pháp, một phương cách nào đó giải quyết gánh nặng này của cuộc sống nhưng lại không bao giờ chịu nhìn ngay vào phiền não. Ta luôn tìm cách lẫn trốn qua những câu chuyện hoang đường đầy huyền hoặc, qua những hình ảnh biểu tượng, qua biện luận; ta hy vọng tránh thoát gánh nặng này, cưỡi lên sóng gió phiền não mà đi.
Phiền não có chổ chấm dứt, nhưng sự chấm dứt ấy không đến từ bất kỳ phương pháp nào. Chỉ khi nào giác ngộ cái đang là, cái hiện tiền mới không còn phiền não.
Người đồng hành
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011
Ở ĐÂU CÓ THỂ CÓ ĐAU KHỔ Ở ĐÓ KHÔNG CÓ TÌNH YÊU
Ở ĐÂU CÓ THỂ CÓ ĐAU KHỔ
Ở ĐÓ KHÔNG CÓ TÌNH YÊU
Bạn ấy hỏi, bạn ấy muốn biết phải hành động ra sao để cảm thấy tự do và không cảm thấy bị ức chế khi bạn ấy biết rằng hành động của mình chắc chắn làm tổn thương những người thân yêu. Bạn biết không, thương yêu là tự do – cả hai bên đều tự do. Ở đâu còn có thể có đau khổ, ở đâu mà trong tình yêu còn có thể có đau khổ, thì đấy không phải là tình yêu, là thương yêu mà chỉ là một hình thái chiếm hữu, chiếm đoạt tinh tế. Nếu bạn yêu thương, thực sự yêu thương người nào, không thể có tạo chuyện khổ cho người đó khi bạn làm điều bạn cho là đúng. Chỉ khi nào bạn muốn người đó làm điều theo ý bạn hoặc người đó muốn bạn làm điều theo ý người đó muốn mới có đau khổ. Có nghĩa là bạn thích được chiếm hữu, bạn cảm thấy an tâm, an toàn, an ủi, tuy bạn biết ràng sự an tâm, an toàn, an ủi ấy là phù du, chóng tàn, bạn ẩn trú trong sự an ủi đó, trong cơn phù du đó. Vì thế, mỗi lần đấu tranh để được an tâm, an ủi lại bộc lộ thực sự cái nghèo nàn của nội tâm và do đó nãy sinh một hành động phân cách với cá nhân khác, tất phải dấy sinh phiền não, đau và khổ; và cá nhân này phải dẹp bỏ mọi cảm nhận chân thực của mình nhằm khế hợp với cá nhân khác. Nói cách khác, sự ức chế thường trực nảy sinh từ cái gọi là tình yêu, hủy diệt cả hai người. Trong tình yêu đó, không có tự do mà chỉ là sự trói buộc tinh vi mà thôi.
Người đồng hành
Ở ĐÓ KHÔNG CÓ TÌNH YÊU
Bạn ấy hỏi, bạn ấy muốn biết phải hành động ra sao để cảm thấy tự do và không cảm thấy bị ức chế khi bạn ấy biết rằng hành động của mình chắc chắn làm tổn thương những người thân yêu. Bạn biết không, thương yêu là tự do – cả hai bên đều tự do. Ở đâu còn có thể có đau khổ, ở đâu mà trong tình yêu còn có thể có đau khổ, thì đấy không phải là tình yêu, là thương yêu mà chỉ là một hình thái chiếm hữu, chiếm đoạt tinh tế. Nếu bạn yêu thương, thực sự yêu thương người nào, không thể có tạo chuyện khổ cho người đó khi bạn làm điều bạn cho là đúng. Chỉ khi nào bạn muốn người đó làm điều theo ý bạn hoặc người đó muốn bạn làm điều theo ý người đó muốn mới có đau khổ. Có nghĩa là bạn thích được chiếm hữu, bạn cảm thấy an tâm, an toàn, an ủi, tuy bạn biết ràng sự an tâm, an toàn, an ủi ấy là phù du, chóng tàn, bạn ẩn trú trong sự an ủi đó, trong cơn phù du đó. Vì thế, mỗi lần đấu tranh để được an tâm, an ủi lại bộc lộ thực sự cái nghèo nàn của nội tâm và do đó nãy sinh một hành động phân cách với cá nhân khác, tất phải dấy sinh phiền não, đau và khổ; và cá nhân này phải dẹp bỏ mọi cảm nhận chân thực của mình nhằm khế hợp với cá nhân khác. Nói cách khác, sự ức chế thường trực nảy sinh từ cái gọi là tình yêu, hủy diệt cả hai người. Trong tình yêu đó, không có tự do mà chỉ là sự trói buộc tinh vi mà thôi.
Người đồng hành
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011
THA THỨ KHÔNG PHẢI LÀ TỪ BI THỰC
THA THỨ KHÔNG PHẢI
LÀ TỪ BI THỰC
Từ bi là gì? Bạn hãy tự mình khám phá, hay tự mình cảm nhận, liệu một trí não còn bị tổn thương, có thể bị tổn thương, có bao giờ tha thứ không? Liệu một trí não còn có khả năng bị tổn thương có bao giờ tha thứ không? Và một trí não như thế có khả năng bị tổn thương, đang tu tập đạo đức, đang nhận biết mình bao dung tha thứ, một trí não như thế có thể từ bi không? Từ bi cũng như tình yêu không thuộc trí não. Trí não không ý thức nó có lòng từ bi cũng như tình yêu. Nhưng khi bạn biết mình tha thứ thì trí não làm cho sự tổn thương trong lòng nó trở nên mãnh liệt. Vì vậy, trí não ý thức mình tha thứ là không bao giờ tha thứ; nó không biết tha thứ đâu; nó tha thứ là để không bị tổn thương thêm nữa.
Do đó, điều quan trọng là khám phá xem tại sao trí não cứ mãi thực sự hồi tưởng, chứa chấp. Bởi vì trí não cứ mãi tìm cách tự phóng đại, trở thành to lớn, thành là cái gì đó. Khi trí não không còn muốn thành là bất cứ gì, tức là không, hoàn toàn không, bấy giờ trong trạng thái đó mới có từ bi. Trong tâm thái đó, không còn có tha thứ hay tổn thương; nhưng muốn thấu hiểu điều đó, ta phải thấu hiểu sự phát triển trên bình diện ý thức của cái ‘ tôi’
Vì vậy, tình yêu và từ bi không phải là kết quả do ý thức cố gắng mà có.
Người đồng hành
LÀ TỪ BI THỰC
Từ bi là gì? Bạn hãy tự mình khám phá, hay tự mình cảm nhận, liệu một trí não còn bị tổn thương, có thể bị tổn thương, có bao giờ tha thứ không? Liệu một trí não còn có khả năng bị tổn thương có bao giờ tha thứ không? Và một trí não như thế có khả năng bị tổn thương, đang tu tập đạo đức, đang nhận biết mình bao dung tha thứ, một trí não như thế có thể từ bi không? Từ bi cũng như tình yêu không thuộc trí não. Trí não không ý thức nó có lòng từ bi cũng như tình yêu. Nhưng khi bạn biết mình tha thứ thì trí não làm cho sự tổn thương trong lòng nó trở nên mãnh liệt. Vì vậy, trí não ý thức mình tha thứ là không bao giờ tha thứ; nó không biết tha thứ đâu; nó tha thứ là để không bị tổn thương thêm nữa.
Do đó, điều quan trọng là khám phá xem tại sao trí não cứ mãi thực sự hồi tưởng, chứa chấp. Bởi vì trí não cứ mãi tìm cách tự phóng đại, trở thành to lớn, thành là cái gì đó. Khi trí não không còn muốn thành là bất cứ gì, tức là không, hoàn toàn không, bấy giờ trong trạng thái đó mới có từ bi. Trong tâm thái đó, không còn có tha thứ hay tổn thương; nhưng muốn thấu hiểu điều đó, ta phải thấu hiểu sự phát triển trên bình diện ý thức của cái ‘ tôi’
Vì vậy, tình yêu và từ bi không phải là kết quả do ý thức cố gắng mà có.
Người đồng hành
Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011
CHẤM DỨT SỰ GIẬN DỮ
CHẤM DỨT SỰ GIẬN DỮ
Tôi tin chắc tất cả chúng ta đều cố gắng khắc phục sự tức giận, nhưng dường như không cách nào vượt qua được, đánh tan được. Có thái độ tiếp cận nào khác để xua tan cơn giận không?...Sự tức giận có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sinh lý hay tâm lý. Ta giận dữ bởi vì có lẽ ta bị ngăn chặn, các phản ứng tự vệ của ta bị tan vỡ hoặc sự an toàn của ta đã được dày công xây đắp bị đe dọa, và,v.v…Ta rất quen thuộc với sự giận dữ. Nhưng làm sao thấu hiểu và đánh tan cơn giận đây?Nếu bạn cho những tin tưởng, quan niệm và ý kiến của mình, là quan trọng hơn cả, bấy giờ bạn buộc phản ứng thô bạo khi bạn cật vấn. Nhưng bây giờ, thay vì bám vào các tin tưởng và ý kiến, bạn tự hỏi, liệu chúng có thể thiết yếu để thấu hiểu cuộc sống của ta không, bấy giờ nhờ hiểu được nguyên nhân của chúng mà ta chấm dứt được sự tức giận. Theo đó, ta bắt đầu đánh tan những đối kháng trong ta khiến sinh xung đột và đau khổ. Để xử lý điều này, một lần nữa, đòi hỏi phải thật sự nghiêm túc. Ta thường hay kiểm soát mình vì những lý do xã hội hoặc tôn giáo hoặc vì lợi ích nhưng để bứng gốc sự giận dữ đòi hỏi phải giác sâu.
Bạn nói bạn phẫn nộ khi nghe thấy sự bất công. Phải chăng bởi vì bạn yêu nhân loại, bởi vì bạn có lòng từ bi. Thương và giận có cùng ở chung không? Có công lý không khi có sự phẫn nộ, hận thù? Có thể bạn phẫn nộ vì nghĩ đến sự bất công, tàn bạo, nhưng sự phẫn nộ của bạn không thay đổi được sự bất công và tàn bạo mà chỉ gây thêm bất công và tàn bạo thôi. Để lập lại trật tự, chính bạn phải tỉnh thức và yêu thương. Hành động sinh ra từ thù hận chỉ tạo thêm thù hận. Không có đạo lý, công lý nơi nào có sự tức giận. Công lý, đạo lý và sự tức giận không thể ở chung.
Người đồng hành
Tôi tin chắc tất cả chúng ta đều cố gắng khắc phục sự tức giận, nhưng dường như không cách nào vượt qua được, đánh tan được. Có thái độ tiếp cận nào khác để xua tan cơn giận không?...Sự tức giận có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sinh lý hay tâm lý. Ta giận dữ bởi vì có lẽ ta bị ngăn chặn, các phản ứng tự vệ của ta bị tan vỡ hoặc sự an toàn của ta đã được dày công xây đắp bị đe dọa, và,v.v…Ta rất quen thuộc với sự giận dữ. Nhưng làm sao thấu hiểu và đánh tan cơn giận đây?Nếu bạn cho những tin tưởng, quan niệm và ý kiến của mình, là quan trọng hơn cả, bấy giờ bạn buộc phản ứng thô bạo khi bạn cật vấn. Nhưng bây giờ, thay vì bám vào các tin tưởng và ý kiến, bạn tự hỏi, liệu chúng có thể thiết yếu để thấu hiểu cuộc sống của ta không, bấy giờ nhờ hiểu được nguyên nhân của chúng mà ta chấm dứt được sự tức giận. Theo đó, ta bắt đầu đánh tan những đối kháng trong ta khiến sinh xung đột và đau khổ. Để xử lý điều này, một lần nữa, đòi hỏi phải thật sự nghiêm túc. Ta thường hay kiểm soát mình vì những lý do xã hội hoặc tôn giáo hoặc vì lợi ích nhưng để bứng gốc sự giận dữ đòi hỏi phải giác sâu.
Bạn nói bạn phẫn nộ khi nghe thấy sự bất công. Phải chăng bởi vì bạn yêu nhân loại, bởi vì bạn có lòng từ bi. Thương và giận có cùng ở chung không? Có công lý không khi có sự phẫn nộ, hận thù? Có thể bạn phẫn nộ vì nghĩ đến sự bất công, tàn bạo, nhưng sự phẫn nộ của bạn không thay đổi được sự bất công và tàn bạo mà chỉ gây thêm bất công và tàn bạo thôi. Để lập lại trật tự, chính bạn phải tỉnh thức và yêu thương. Hành động sinh ra từ thù hận chỉ tạo thêm thù hận. Không có đạo lý, công lý nơi nào có sự tức giận. Công lý, đạo lý và sự tức giận không thể ở chung.
Người đồng hành
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011
GIÁO DỤC ĐÍCH THỰC
GIÁO DỤC ĐÍCH THỰC
Trí não tạo tác thông qua kinh nghiệm, tập truyền ký ức . Liệu trí não có thể nào chấm dứt tích tập tuy vẫn kinh nghiệm? Bạn hiểu sự khác biệt chứ? Điều cần thiết không phải là rèn luyện trí nhớ, làm giàu ký ức mà là thoát khỏi cái tiến trình tích của trí não.
Bạn làm tổn thương tôi, đó là một kinh nghiệm và tôi chứa chấp sự tổn thương đó và nó biến thành tập truyền của tôi, và tôi nhìn bạn, tôi phản ứng lại bạn qua tập truyền này. Đó là tiến trình sống thường nhật của trí não tôi và trí não bạn. Vậy bây giờ, có thể nào, tuy bạn xúc phạm tôi, nhưng cái tiến trình tích tập ấy không xảy ra trong tôi không? Hai tiến trình ấy hoàn toàn khác nhau.
Nếu bạn dung những lời lẽ thô tục với tôi, xúc phạm tôi, nhưng nếu tôi không cho đó là quan trọng thì đó không trở thành cơ sở dựa vào đó tôi hành động; vậy tôi có thể nào gặp bạn như mới gặp lần đầu không? Đó mới là giáo dục đích thực – trong ý nghĩa thâm sâu của từ này. Bởi vì, bấy giờ, tôi thấy hết hậu quả qui định của kinh nghiệm, trí não không còn bị qui định nữa.
Người đồng hành
Trí não tạo tác thông qua kinh nghiệm, tập truyền ký ức . Liệu trí não có thể nào chấm dứt tích tập tuy vẫn kinh nghiệm? Bạn hiểu sự khác biệt chứ? Điều cần thiết không phải là rèn luyện trí nhớ, làm giàu ký ức mà là thoát khỏi cái tiến trình tích của trí não.
Bạn làm tổn thương tôi, đó là một kinh nghiệm và tôi chứa chấp sự tổn thương đó và nó biến thành tập truyền của tôi, và tôi nhìn bạn, tôi phản ứng lại bạn qua tập truyền này. Đó là tiến trình sống thường nhật của trí não tôi và trí não bạn. Vậy bây giờ, có thể nào, tuy bạn xúc phạm tôi, nhưng cái tiến trình tích tập ấy không xảy ra trong tôi không? Hai tiến trình ấy hoàn toàn khác nhau.
Nếu bạn dung những lời lẽ thô tục với tôi, xúc phạm tôi, nhưng nếu tôi không cho đó là quan trọng thì đó không trở thành cơ sở dựa vào đó tôi hành động; vậy tôi có thể nào gặp bạn như mới gặp lần đầu không? Đó mới là giáo dục đích thực – trong ý nghĩa thâm sâu của từ này. Bởi vì, bấy giờ, tôi thấy hết hậu quả qui định của kinh nghiệm, trí não không còn bị qui định nữa.
Người đồng hành
Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011
THỨ KHOÁI LẠC ĐỒI TRỤY BỆNH HOẠN
THỨ KHOÁI LẠC
ĐỒI TRỤY BỆNH HOẠN
Thói bạo hành. Bạn hiểu từ đó nghĩa là gì không? Một tác giả có tên Hầu Tước De Sade đã viết một quyển sách nói về một người cảm thấy thích thú khi làm tổn thương kẻ khác và thấy kẻ khác đau khổ. Do đó có từ Sadisme – tức là khoái cảm phát xuất từ sự đau khổ của người khác. Có một số người có cái khoái cảm đặc biệt đó khi nhìn thấy người khác đau khổ. Bạn hãy tự quan sát chính mình để thấy liệu bạn có cái khoái cảm quái quỉ ấy không. Có thể khoái cảm ấy không lộ liễu hiển nhiên nhưng nếu nó có bạn sẽ thấy nó tự biểu hiện trong thái độ cười vui khi thấy người khác ngã. Bạn muốn thấy những người trên cao bị hạ bệ, bằng cách tỏ thái độ chỉ trích, tung tin, nhảm nhí vô ý thức về người khác, tất cả thái độ ấy biểu hiện một sự vô cảm – một hình thái muốn làm tổn thương người khác. Ta có thể cố ý xúc phạm vì thù hằn hoặc ta vô tình xúc phạm bằng một lời nói, một cử chỉ, một cái nhìn; nhưng trong bất cứ trường hợp nào, vẫn là do ý muốn làm tổn thương kẻ khác thúc đẩy và chỉ có một số ít người dẹp bỏ được tận gốc dạng khoái cảm bệnh hoạn đồi trụy này.
Người đồng hành
ĐỒI TRỤY BỆNH HOẠN
Thói bạo hành. Bạn hiểu từ đó nghĩa là gì không? Một tác giả có tên Hầu Tước De Sade đã viết một quyển sách nói về một người cảm thấy thích thú khi làm tổn thương kẻ khác và thấy kẻ khác đau khổ. Do đó có từ Sadisme – tức là khoái cảm phát xuất từ sự đau khổ của người khác. Có một số người có cái khoái cảm đặc biệt đó khi nhìn thấy người khác đau khổ. Bạn hãy tự quan sát chính mình để thấy liệu bạn có cái khoái cảm quái quỉ ấy không. Có thể khoái cảm ấy không lộ liễu hiển nhiên nhưng nếu nó có bạn sẽ thấy nó tự biểu hiện trong thái độ cười vui khi thấy người khác ngã. Bạn muốn thấy những người trên cao bị hạ bệ, bằng cách tỏ thái độ chỉ trích, tung tin, nhảm nhí vô ý thức về người khác, tất cả thái độ ấy biểu hiện một sự vô cảm – một hình thái muốn làm tổn thương người khác. Ta có thể cố ý xúc phạm vì thù hằn hoặc ta vô tình xúc phạm bằng một lời nói, một cử chỉ, một cái nhìn; nhưng trong bất cứ trường hợp nào, vẫn là do ý muốn làm tổn thương kẻ khác thúc đẩy và chỉ có một số ít người dẹp bỏ được tận gốc dạng khoái cảm bệnh hoạn đồi trụy này.
Người đồng hành
Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011
HÌNH ẢNH VỀ CÁI" TÔI" DẪN ĐẾN ĐAU KHỔ
HÌNH ẢNH VỀ CÁI" TÔI"
DẪN ĐẾN ĐAU KHỔ
Tại sao ta chia vấn đề có lớn và nhỏ? Phải chăng tất cả đều là vấn đề? Tại sao biến chúng thành vấn đề lớn hoặc nhỏ, chính yếu hoặc không? Nếu ta có thể hiểu một vấn đề, thể nhập thật sâu vào vấn đề đó, dù nhỏ hay lớn, lúc đó, ta sẽ khám phá tất cả vấn đề. Không phải cường điệu câu trả lời đâu. Lấy ví dụ, bất cứ vấn đề nào: giận, ghen, tham, thù- ta biết các vấn đề này rất rõ. Nếu bạn thể nhập thật sâu vào sự tức giận, chứ không phải gạt bỏ nó, vậy trong cơn giận ấy chứa những gì? Tại sao ta giận? Bởi vì ta bị tổn thương, ai đó đã nói lời khó nghe và nếu có người nói lời nịnh nọt bạn thấy vui thích. Tại sao bạn bị tổn thương? Vì cái Tôi, cái Ngã quan trọng phải không? Và tại sao có cái Tôi quan trọng?
Bởi vì ta có một ý niệm, một biểu tượng, một hình ảnh về chính mình, ta nên là gì, ta không nên là gì, hoặc ta là gì. Tại sao ta tạo và gắn cho mình một hình ảnh? Bởi vì không bao giờ chịu quan sát ta là gì, thực sự ta là gì? Ta nghĩ ta phải là thế này hoặc thế kia, phải là đúng lý tưởng anh hùng, gương mẫu. Ta nổi giận vì lý tưởng của ta, ý tưởng của ta về ta bị tấn công. Ý tưởng của ta về ta là lẩn tránh chính sự kiện ta đang là. Nhưng khi bạn chịu quan sát cái sự kiện hiện thực ta đang là, thì không ai có thể làm tổn thương bạn được. Nếu ta nói dối và bị phê phấn nói dối, đấy không có nghĩa là ta bị tổn thương, bị xúc phạm mà đó là một sự kiện. Nhưng khi bạn tự cho mình là không nói dối và bị phê là nói dối, bạn nổi sân và hành hung. Vậy là ta luôn luôn sống trong thế giới ý niệm, thế giới tưởng tượng chứ không sống trong thế giới thực tại. Để quan sát cái đang là, cái hiện tiền, cái hiện thực, để thấy nó, thực sự gần gũi thân thiết với nó, ta không nên phê phán, đánh giá, có ý kiến hay sợ hãi nó.
Người đồng hành
DẪN ĐẾN ĐAU KHỔ
Tại sao ta chia vấn đề có lớn và nhỏ? Phải chăng tất cả đều là vấn đề? Tại sao biến chúng thành vấn đề lớn hoặc nhỏ, chính yếu hoặc không? Nếu ta có thể hiểu một vấn đề, thể nhập thật sâu vào vấn đề đó, dù nhỏ hay lớn, lúc đó, ta sẽ khám phá tất cả vấn đề. Không phải cường điệu câu trả lời đâu. Lấy ví dụ, bất cứ vấn đề nào: giận, ghen, tham, thù- ta biết các vấn đề này rất rõ. Nếu bạn thể nhập thật sâu vào sự tức giận, chứ không phải gạt bỏ nó, vậy trong cơn giận ấy chứa những gì? Tại sao ta giận? Bởi vì ta bị tổn thương, ai đó đã nói lời khó nghe và nếu có người nói lời nịnh nọt bạn thấy vui thích. Tại sao bạn bị tổn thương? Vì cái Tôi, cái Ngã quan trọng phải không? Và tại sao có cái Tôi quan trọng?
Bởi vì ta có một ý niệm, một biểu tượng, một hình ảnh về chính mình, ta nên là gì, ta không nên là gì, hoặc ta là gì. Tại sao ta tạo và gắn cho mình một hình ảnh? Bởi vì không bao giờ chịu quan sát ta là gì, thực sự ta là gì? Ta nghĩ ta phải là thế này hoặc thế kia, phải là đúng lý tưởng anh hùng, gương mẫu. Ta nổi giận vì lý tưởng của ta, ý tưởng của ta về ta bị tấn công. Ý tưởng của ta về ta là lẩn tránh chính sự kiện ta đang là. Nhưng khi bạn chịu quan sát cái sự kiện hiện thực ta đang là, thì không ai có thể làm tổn thương bạn được. Nếu ta nói dối và bị phê phấn nói dối, đấy không có nghĩa là ta bị tổn thương, bị xúc phạm mà đó là một sự kiện. Nhưng khi bạn tự cho mình là không nói dối và bị phê là nói dối, bạn nổi sân và hành hung. Vậy là ta luôn luôn sống trong thế giới ý niệm, thế giới tưởng tượng chứ không sống trong thế giới thực tại. Để quan sát cái đang là, cái hiện tiền, cái hiện thực, để thấy nó, thực sự gần gũi thân thiết với nó, ta không nên phê phán, đánh giá, có ý kiến hay sợ hãi nó.
Người đồng hành
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011
VẤN ĐỀ LÀM TỔN THƯƠNG CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI KHÁC
VẤN ĐỀ LÀM TỔN THƯƠNG
CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI KHÁC
Ta phải hành động ra sao để không làm đau khổ, làm phiền lòng người khác?Chắc bạn muốn biết điều đó lắm phải không?Nếu thế thì tôi e ta phải không làm chi cả. Nếu bạn sống trọn vẹn, hành động của bạn có thể làm phiền lòng người khác, nhưng điều quan trọng hơn cả là: khám phá sự thật hay làm phiền lòng người khác? Đơn giản là không cần thiết phải trả lời câu hỏi đó. Nhưng tại sao bạn lại muốn tôn trọng cảm nhận và quan điểm của người khác? Phải chăng do bạn e ngại chính cảm nhận và quan điểm của bạn cũng bị tổn thương và thay đổi? Nếu người ta có ý kiến khác với ý kiến bạn, bạn chỉ có thể khám phá sự thật của các ý kiến ấy bằng cách hỏi họ, chủ động tích cực tiếp cận họ. Và nếu bạn thấy các ý kiến và cảm nhận ấy không chân thực, khám phá của bạn có thể làm phiền lòng những người đã yêu mến chúng. Vậy bạn phải làm gì? Chiều theo ý họ hoặc thỏa hiệp với họ nhằm không làm tổn thương bạn bè của mình à?
Người đồng hành
CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI KHÁC
Ta phải hành động ra sao để không làm đau khổ, làm phiền lòng người khác?Chắc bạn muốn biết điều đó lắm phải không?Nếu thế thì tôi e ta phải không làm chi cả. Nếu bạn sống trọn vẹn, hành động của bạn có thể làm phiền lòng người khác, nhưng điều quan trọng hơn cả là: khám phá sự thật hay làm phiền lòng người khác? Đơn giản là không cần thiết phải trả lời câu hỏi đó. Nhưng tại sao bạn lại muốn tôn trọng cảm nhận và quan điểm của người khác? Phải chăng do bạn e ngại chính cảm nhận và quan điểm của bạn cũng bị tổn thương và thay đổi? Nếu người ta có ý kiến khác với ý kiến bạn, bạn chỉ có thể khám phá sự thật của các ý kiến ấy bằng cách hỏi họ, chủ động tích cực tiếp cận họ. Và nếu bạn thấy các ý kiến và cảm nhận ấy không chân thực, khám phá của bạn có thể làm phiền lòng những người đã yêu mến chúng. Vậy bạn phải làm gì? Chiều theo ý họ hoặc thỏa hiệp với họ nhằm không làm tổn thương bạn bè của mình à?
Người đồng hành
CÓ CẦN THIẾT PHẢI ĐAU KHỔ KHÔNG
CÓ CẦN THIẾT PHẢI ĐAU KHỔ KHÔNG
Đau khổ thật là thiên hình vạn trạng, phức tạp và ở nhiều mức độ khác nhau. Mọi người chúng ta biết điều đó. Ta biết rất rõ điều đó và đeo mang gánh nặng đó suốt cuộc đời, cụ thể từ lúc sinh ra đến lúc rã tan thây dưới mộ sâu.
Nếu ta nói rằng đó là điều không thể tránh thì không còn nói năng chi nữa; nếu bạn chấp nhận đau khổ thì bạn không còn đi sâu vào đau khổ để khám phá nữa. Bạn đã tự phong bế mọi khám phá, nếu bạn lẫn tránh đau khổ bạn cũng đã phong bế. Bạn có thể lẫn tránh vào một người đàn ông hay đàn bà, vào rượu, vào giải trí, vào quyền lực dưới mọi hình thái khác biệt, địa vị, uy thế hoặc đầu óc nói năng làm xàm không ra gì. Bấy giờ, sự lẫn tránh cúa bạn trở nên cực kỳ quan trọng, những đối tượng nhờ đó bạn bay bổng có tầm quan trọng khổng lồ. Vậy là bạn cũng tự phong bế trước đau khổ, trước phiền não và đó là việc mà đa số chúng ta đã làm. Bây giờ, liệu ta có thể chấm dứt lẩn tránh bất kỳ dưới dạng nào và trở lại ngồi cùng đau khổ không?... Có nghĩa là không tìm cách để giải quyết đau khổ. Có cái đau sinh lý, ở thân – đau răng, đau bụng, giải phẩu, tai nạn, đủ thứ hình thái đau khổ của thân, từng nỗi đau có giải pháp riêng. Cũng có sự sợ hãi về một nỗi đau ở tương lai khiến sinh khổ. Đau khổ có liên hệ gần gũi với sợ hãi và không hiểu hai yếu tố chính này trong cuộc sống, ta sẽ không bao giờ hiểu được thương yêu là gì. Một trí não hiểu biết thế nào là yêu thương, là từ ái, tất phải hiểu thế nào là sợ hãi và đau khổ.
Người đồng hành
Đau khổ thật là thiên hình vạn trạng, phức tạp và ở nhiều mức độ khác nhau. Mọi người chúng ta biết điều đó. Ta biết rất rõ điều đó và đeo mang gánh nặng đó suốt cuộc đời, cụ thể từ lúc sinh ra đến lúc rã tan thây dưới mộ sâu.
Nếu ta nói rằng đó là điều không thể tránh thì không còn nói năng chi nữa; nếu bạn chấp nhận đau khổ thì bạn không còn đi sâu vào đau khổ để khám phá nữa. Bạn đã tự phong bế mọi khám phá, nếu bạn lẫn tránh đau khổ bạn cũng đã phong bế. Bạn có thể lẫn tránh vào một người đàn ông hay đàn bà, vào rượu, vào giải trí, vào quyền lực dưới mọi hình thái khác biệt, địa vị, uy thế hoặc đầu óc nói năng làm xàm không ra gì. Bấy giờ, sự lẫn tránh cúa bạn trở nên cực kỳ quan trọng, những đối tượng nhờ đó bạn bay bổng có tầm quan trọng khổng lồ. Vậy là bạn cũng tự phong bế trước đau khổ, trước phiền não và đó là việc mà đa số chúng ta đã làm. Bây giờ, liệu ta có thể chấm dứt lẩn tránh bất kỳ dưới dạng nào và trở lại ngồi cùng đau khổ không?... Có nghĩa là không tìm cách để giải quyết đau khổ. Có cái đau sinh lý, ở thân – đau răng, đau bụng, giải phẩu, tai nạn, đủ thứ hình thái đau khổ của thân, từng nỗi đau có giải pháp riêng. Cũng có sự sợ hãi về một nỗi đau ở tương lai khiến sinh khổ. Đau khổ có liên hệ gần gũi với sợ hãi và không hiểu hai yếu tố chính này trong cuộc sống, ta sẽ không bao giờ hiểu được thương yêu là gì. Một trí não hiểu biết thế nào là yêu thương, là từ ái, tất phải hiểu thế nào là sợ hãi và đau khổ.
Người đồng hành
Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011
ĐAU KHỔ CHÍNH LÀ BẠN
ĐAU KHỔ CHÍNH LÀ BẠN
Khi không có người-quan-sát đang đau khổ, đau khổ có khác với bạn không? Bạn không cách biệt, tách rời đau khổ. Bấy giờ, việc gì đã xãy ra? Không còn gọi tên, không còn gắn cho đau khổ danh hiệu nào nữa để rồi gạt nó sang bên – bạn đơn giản là nỗi đớn đau đó, tình tự đó, nỗi tuyệt vọng đó. Khi bạn là cái đó, thì việc gì xảy ra? Khi bạn không gọi tên đau khổ, khi không còn sợ hãi đau khổ, thì cái trung tâm còn có liên hệ với đau khổ không? Nếu trung tâm còn liên hệ với đau khổ thì nó còn sợ hãi đau khổ, lúc đó nó phải làm cái gì đó với đau khổ. Còn nếu trung tâm ấy chính là đau khổ, bấy giờ bạn làm gì?Không có gì phải làm nữa cả, phải không? Nếu bạn là cái đó bạn không chấp nhận nó, không gọi tên nó, không gạt bỏ nó – nếu bạn là vật đó, việc gì xảy ra? Lúc đó, bạn có nói bạn đau khổ nữa không? Chắc chắn là có một thay đổi cơ bản diễn ra. Lúc đó, không còn có “Tôi khổ” nữa, bởi vì không còn có cái trung tâm để khổ nữa và sở dĩ có cái trung tâm khổ là vì ta không chịu xem xét trung tâm ấy là gì. Ta chỉ biết sống lượn lờ trên từ ngữ, từ này sang từ khác, phản ứng này đến phản ứng khác.
Người đồng hành
Khi không có người-quan-sát đang đau khổ, đau khổ có khác với bạn không? Bạn không cách biệt, tách rời đau khổ. Bấy giờ, việc gì đã xãy ra? Không còn gọi tên, không còn gắn cho đau khổ danh hiệu nào nữa để rồi gạt nó sang bên – bạn đơn giản là nỗi đớn đau đó, tình tự đó, nỗi tuyệt vọng đó. Khi bạn là cái đó, thì việc gì xảy ra? Khi bạn không gọi tên đau khổ, khi không còn sợ hãi đau khổ, thì cái trung tâm còn có liên hệ với đau khổ không? Nếu trung tâm còn liên hệ với đau khổ thì nó còn sợ hãi đau khổ, lúc đó nó phải làm cái gì đó với đau khổ. Còn nếu trung tâm ấy chính là đau khổ, bấy giờ bạn làm gì?Không có gì phải làm nữa cả, phải không? Nếu bạn là cái đó bạn không chấp nhận nó, không gọi tên nó, không gạt bỏ nó – nếu bạn là vật đó, việc gì xảy ra? Lúc đó, bạn có nói bạn đau khổ nữa không? Chắc chắn là có một thay đổi cơ bản diễn ra. Lúc đó, không còn có “Tôi khổ” nữa, bởi vì không còn có cái trung tâm để khổ nữa và sở dĩ có cái trung tâm khổ là vì ta không chịu xem xét trung tâm ấy là gì. Ta chỉ biết sống lượn lờ trên từ ngữ, từ này sang từ khác, phản ứng này đến phản ứng khác.
Người đồng hành
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011
HIỂU MỘT CÁCH NHẤT QUÁN
HIỂU MỘT CÁCH NHẤT QUÁN
Theo ta hiểu “ đau khổ” là gì? Nó là vật tách biệt với bạn à? Nó là vật tách biệt với bạn, ở bên trong hay bên ngoài để bạn quan sát, kinh nghiệm nó à? Bạn chỉ là người - quan - sát đang kinh nghiệm? Hay nó là vật gì đó hoàn toàn khác hẳn? Đây rõ ràng là điểm hết sức trọng yếu, phải không? Khi tôi nói, “ Tôi khổ”, tôi hiểu “ khổ” là gì? Tôi khác với khổ à? Vấn đề mấu chốt là ở đó, phải không? Vậy ta hãy thử khám phá.
Có đau khổ, có phiền não – tôi không được yêu, chồng tôi rượu chè, cờ bạc, con tôi mất,v.v…Cái phần nào đó trong tôi cất tiếng hỏi tại sao, yêu cầu giải thích, lý do, nguyên nhân. Phần khác trong tôi rơi vào tuyệt vọng bởi nhiều lý do khác biệt. Và cũng có một phần khác nữa trong tôi muốn thoát khỏi, muốn vượt qua đau khổ, phiền não. Ta là tổng hợp mọi thứ ấy, phải không? Vậy là phần này của tôi phủ nhận, kháng cự lại phiền não; phần khác của tôi lại lý giải rồi mắc kẹt trong những học thuyết và phần khác nữa cũng của tôi lẩn tránh sự kiện – vậy là làm sao tôi có thể hiểu đau khổ một cách nhất quán được? Chỉ khi nào tôi hiểu một cách nhất quán rằng có thể giải thoát khỏi đau khổ, còn nếu tôi bị chia năm xẻ bảy đủ hướng như thế này, tôi sẽ không thấy được sự thật của đau khổ.
Vậy bây giờ, hãy hoan hỉ cẩn thận lắng nghe và bạn sẽ thấy rằng sự kiện, sự thật chỉ được thấu hiểu khi tôi đủ sức kinh nghiệm một cách nhất quán sự vật tuyệt dứt mọi phân chia, khi không còn có “ cái tôi” đang quan sát, đang đau khổ. Đó là sự thật, là chân lý.
Người đồng hành
Theo ta hiểu “ đau khổ” là gì? Nó là vật tách biệt với bạn à? Nó là vật tách biệt với bạn, ở bên trong hay bên ngoài để bạn quan sát, kinh nghiệm nó à? Bạn chỉ là người - quan - sát đang kinh nghiệm? Hay nó là vật gì đó hoàn toàn khác hẳn? Đây rõ ràng là điểm hết sức trọng yếu, phải không? Khi tôi nói, “ Tôi khổ”, tôi hiểu “ khổ” là gì? Tôi khác với khổ à? Vấn đề mấu chốt là ở đó, phải không? Vậy ta hãy thử khám phá.
Có đau khổ, có phiền não – tôi không được yêu, chồng tôi rượu chè, cờ bạc, con tôi mất,v.v…Cái phần nào đó trong tôi cất tiếng hỏi tại sao, yêu cầu giải thích, lý do, nguyên nhân. Phần khác trong tôi rơi vào tuyệt vọng bởi nhiều lý do khác biệt. Và cũng có một phần khác nữa trong tôi muốn thoát khỏi, muốn vượt qua đau khổ, phiền não. Ta là tổng hợp mọi thứ ấy, phải không? Vậy là phần này của tôi phủ nhận, kháng cự lại phiền não; phần khác của tôi lại lý giải rồi mắc kẹt trong những học thuyết và phần khác nữa cũng của tôi lẩn tránh sự kiện – vậy là làm sao tôi có thể hiểu đau khổ một cách nhất quán được? Chỉ khi nào tôi hiểu một cách nhất quán rằng có thể giải thoát khỏi đau khổ, còn nếu tôi bị chia năm xẻ bảy đủ hướng như thế này, tôi sẽ không thấy được sự thật của đau khổ.
Vậy bây giờ, hãy hoan hỉ cẩn thận lắng nghe và bạn sẽ thấy rằng sự kiện, sự thật chỉ được thấu hiểu khi tôi đủ sức kinh nghiệm một cách nhất quán sự vật tuyệt dứt mọi phân chia, khi không còn có “ cái tôi” đang quan sát, đang đau khổ. Đó là sự thật, là chân lý.
Người đồng hành
Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011
TÍCH TẬP NHỮNG TIN TƯỞNG ĐỂ LẨN TRÁNH ĐAU KHỔ
TÍCH TẬP NHỮNG TIN TƯỞNG
ĐỂ LẨN TRÁNH ĐAU KHỔ
Cái đau sinh lý là một phản ứng thần kinh, con cái đau tâm lý nảy sinh khi tôi bám chấp những sự vật khiến tôi thỏa mãn, bởi vì lúc đó, tôi sợ người khác hay vật khác lấy mất chúng đi. Những tích tập tâm lý ngăn chặn được cái đau tâm lý, chừng nào chúng còn chưa bị nhiễu loạn; có nghĩa là, tôi là một tập hợp những tích tập, những kinh nghiệm, chúng ngăn chặn hết mọi sự nhiễu loạn cần thiết – bởi vì tôi không muốn bị nhiễu loạn. Cho nên tôi sợ có kẻ khác đến gây nhiễu. Vậy là cái sợ của tôi thuộc lãnh vực của cái biết – cái biết là những tích tập sinh lý hoặc tâm lý mà tôi đã góp nhặt và dùng như những phương tiện nhằm lẫn tránh đau khổ hoặc ngăn chặn phiền não. Nhưng phiền não, đau khổ lại nằm ngay trong tiến trình tích tập nhằm lẩn tránh đau khổ. Tri thức, kiến thức cũng giúp ta ngăn chặn đau khổ. Như kiến thức về y học giúp ta ngăn chặn cái đau ở thân, do đó, những điều tin tưởng cũng giúp ta ngăn chặn cái đau ở tâm, vì thế tôi sợ mất đi những điều tôi đã tin, dù tôi hoàn toàn không biết hay có bằng chứng cụ thể về tính chân thực của những tin tưởng ấy. Tôi có loại bỏ một số tín điều truyền thống vì chúng đã lừa đảo tôi do kinh nghiệm bản thân tôi đã dạy tôi hiểu ra; nhưng rốt lại, những sự tin tưởng, những tín điều và kiến thức ấy mà tôi đã tích tập, cơ bản vẫn như nhau – chỉ là phương tiện để lẫn tránh đau khổ.
Người đồng hành
ĐỂ LẨN TRÁNH ĐAU KHỔ
Cái đau sinh lý là một phản ứng thần kinh, con cái đau tâm lý nảy sinh khi tôi bám chấp những sự vật khiến tôi thỏa mãn, bởi vì lúc đó, tôi sợ người khác hay vật khác lấy mất chúng đi. Những tích tập tâm lý ngăn chặn được cái đau tâm lý, chừng nào chúng còn chưa bị nhiễu loạn; có nghĩa là, tôi là một tập hợp những tích tập, những kinh nghiệm, chúng ngăn chặn hết mọi sự nhiễu loạn cần thiết – bởi vì tôi không muốn bị nhiễu loạn. Cho nên tôi sợ có kẻ khác đến gây nhiễu. Vậy là cái sợ của tôi thuộc lãnh vực của cái biết – cái biết là những tích tập sinh lý hoặc tâm lý mà tôi đã góp nhặt và dùng như những phương tiện nhằm lẫn tránh đau khổ hoặc ngăn chặn phiền não. Nhưng phiền não, đau khổ lại nằm ngay trong tiến trình tích tập nhằm lẩn tránh đau khổ. Tri thức, kiến thức cũng giúp ta ngăn chặn đau khổ. Như kiến thức về y học giúp ta ngăn chặn cái đau ở thân, do đó, những điều tin tưởng cũng giúp ta ngăn chặn cái đau ở tâm, vì thế tôi sợ mất đi những điều tôi đã tin, dù tôi hoàn toàn không biết hay có bằng chứng cụ thể về tính chân thực của những tin tưởng ấy. Tôi có loại bỏ một số tín điều truyền thống vì chúng đã lừa đảo tôi do kinh nghiệm bản thân tôi đã dạy tôi hiểu ra; nhưng rốt lại, những sự tin tưởng, những tín điều và kiến thức ấy mà tôi đã tích tập, cơ bản vẫn như nhau – chỉ là phương tiện để lẫn tránh đau khổ.
Người đồng hành
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011
HÃY THẤU HIỂU ĐAU KHỔ
HÃY THẤU HIỂU ĐAU KHỔ
Tại sao tôi hay tại sao bạn lại nhẫn tâm trước nỗi khổ của người khác? Tại sao ta lại lạnh lùng trước một người lao động đang khuân vác nặng nhọc, trước một bà mẹ bồng bế con thơ? Tại sao ta lại nhẫn tâm thế? Để hiểu điều đó, ta phải hiểu tại sao đau khổ đã khiến ta thờ ơ lạnh lùng. Chắc chắn chính đau khổ biến ta thành nhẫn tâm, vì không hiểu đau khổ nên ta trở thành lãnh đạm trước đau khổ. Nếu ta hiểu đau khổ, tỉnh thức với tất cả, không chỉ với chính tôi mà cả với chính mọi người, vợ tôi, con tôi, với thú vật, với người ăn xin. Nhưng ta không muốn hiểu đau khổ và lẩn tránh đau khổ đã làm ta lãnh đạm và nhẫn tâm. Thưa ngài, vấn đề chính là sự đau khổ, khi không được hiểu, nó sẽ làm ngu muội tâm và trí; và sở dĩ ta không hiểu đau khổ vì ta thích lẫn tránh nó, qua đạo sư, qua luân hồi, qua ý tưởng, qua uống rượu và v.v … Làm bất cứ điều gì để lẫn tránh cái đang là.
Bây giờ, hiểu đau khổ không phải là khám phá nguyên nhân của đau khổ. Bất cứ ai cũng biết nguyên nhân của đau khổ - do vô tâm, ngu muội, nông cạn, hung ác và v.v… Nhưng nếu tôi nhìn tận măt đau khổ mà không muốn có bất kỳ giải đáp nào, thế thì việc gì xảy ra? Lúc đó, tôi không còn lẩn tránh nữa, tôi bắt đầu hiểu đau khổ, trí não tôi tỉnh thức, quan sát linh lợi, sắc bén, có nghĩa là tôi trở nên nhạy cảm và do nhạy cảm, nên tôi tri giác sự đau khổ của nhiều người khác.
Người đồng hành
Tại sao tôi hay tại sao bạn lại nhẫn tâm trước nỗi khổ của người khác? Tại sao ta lại lạnh lùng trước một người lao động đang khuân vác nặng nhọc, trước một bà mẹ bồng bế con thơ? Tại sao ta lại nhẫn tâm thế? Để hiểu điều đó, ta phải hiểu tại sao đau khổ đã khiến ta thờ ơ lạnh lùng. Chắc chắn chính đau khổ biến ta thành nhẫn tâm, vì không hiểu đau khổ nên ta trở thành lãnh đạm trước đau khổ. Nếu ta hiểu đau khổ, tỉnh thức với tất cả, không chỉ với chính tôi mà cả với chính mọi người, vợ tôi, con tôi, với thú vật, với người ăn xin. Nhưng ta không muốn hiểu đau khổ và lẩn tránh đau khổ đã làm ta lãnh đạm và nhẫn tâm. Thưa ngài, vấn đề chính là sự đau khổ, khi không được hiểu, nó sẽ làm ngu muội tâm và trí; và sở dĩ ta không hiểu đau khổ vì ta thích lẫn tránh nó, qua đạo sư, qua luân hồi, qua ý tưởng, qua uống rượu và v.v … Làm bất cứ điều gì để lẫn tránh cái đang là.
Bây giờ, hiểu đau khổ không phải là khám phá nguyên nhân của đau khổ. Bất cứ ai cũng biết nguyên nhân của đau khổ - do vô tâm, ngu muội, nông cạn, hung ác và v.v… Nhưng nếu tôi nhìn tận măt đau khổ mà không muốn có bất kỳ giải đáp nào, thế thì việc gì xảy ra? Lúc đó, tôi không còn lẩn tránh nữa, tôi bắt đầu hiểu đau khổ, trí não tôi tỉnh thức, quan sát linh lợi, sắc bén, có nghĩa là tôi trở nên nhạy cảm và do nhạy cảm, nên tôi tri giác sự đau khổ của nhiều người khác.
Người đồng hành
Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011
ĐAU KHỔ LÀ ĐAU KHỔ, KHÔNG PHẢI CỦA BẠN HAY CỦA TÔI
ĐAU KHỔ LÀ ĐAU KHỔ, KHÔNG PHẢI
CỦA BẠN HAY CỦA TÔI
Sự đau khổ của cá nhân bạn khác với sự đau khổ của tôi hay của một người ở Á Châu, Mỹ Châu hay Liên Xô sao? Hoàn cảnh, sự cố có thể khác, nhưng trong cốt lõi, đau khổ của người khác cũng như đau khổ của bạn và của tôi phải không? Đau khổ là đau khổ, chắc chắn không phải của bạn hay của tôi. Khoái lạc không phải khoái lạc của bạn hay của tôi. Khi bạn bị điều khiển bởi cái tham, khi bạn tàn bạo thì cũng chính sự bạo tàn này điều khiển các nhà chính trị, những kẻ cầm quyền, dù họ ở Á Châu, Mỹ châu hay Liên Xô.
Bạn thấy đó, ta phản đối điều đó. Ta không thấy rằng tất cả chúng ta đều là một nhân loại duy nhất, bị kẹt cứng trong nhiều cảnh đời khác biệt, trong những lãnh vực sống khác biệt. Khi bạn yêu ai, đó không phải là tình yêu của bạn. Nếu đó là tình yêu của bạn, tình yêu đó trở thành bạo ngược, chiếm hữu, ghen tuông, âu lo, hung tàn. Tương tự vậy, đau khổ là đau khổ, không phải là của bạn hay của tôi. Không phải tôi biến nó thành vô ngã, thành trừu tượng. Khi người ta khổ thì người ta khổ. Khi một người không có cái ăn, cái mặc, cái ở, họ khổ dù họ sống ở Á Châu hay Tây Phương. Những người đang bị giết hay bị thương – họ đang khổ, đang đau. Để thấu hiểu sự đau khổ này – không phải của bạn hay của tôi, không phải vô ngã hay trừu tượng, mà là thực tại, và tất cả chúng ta đều đau khổ - đòi hỏi phải thâm nhập sâu, nhìn thấu suốt. Và dứt khổ là tự nhiên có hòa bình, không chỉ bên trong mà cả bên ngoài nữa.
Người đồng hành
CỦA BẠN HAY CỦA TÔI
Sự đau khổ của cá nhân bạn khác với sự đau khổ của tôi hay của một người ở Á Châu, Mỹ Châu hay Liên Xô sao? Hoàn cảnh, sự cố có thể khác, nhưng trong cốt lõi, đau khổ của người khác cũng như đau khổ của bạn và của tôi phải không? Đau khổ là đau khổ, chắc chắn không phải của bạn hay của tôi. Khoái lạc không phải khoái lạc của bạn hay của tôi. Khi bạn bị điều khiển bởi cái tham, khi bạn tàn bạo thì cũng chính sự bạo tàn này điều khiển các nhà chính trị, những kẻ cầm quyền, dù họ ở Á Châu, Mỹ châu hay Liên Xô.
Bạn thấy đó, ta phản đối điều đó. Ta không thấy rằng tất cả chúng ta đều là một nhân loại duy nhất, bị kẹt cứng trong nhiều cảnh đời khác biệt, trong những lãnh vực sống khác biệt. Khi bạn yêu ai, đó không phải là tình yêu của bạn. Nếu đó là tình yêu của bạn, tình yêu đó trở thành bạo ngược, chiếm hữu, ghen tuông, âu lo, hung tàn. Tương tự vậy, đau khổ là đau khổ, không phải là của bạn hay của tôi. Không phải tôi biến nó thành vô ngã, thành trừu tượng. Khi người ta khổ thì người ta khổ. Khi một người không có cái ăn, cái mặc, cái ở, họ khổ dù họ sống ở Á Châu hay Tây Phương. Những người đang bị giết hay bị thương – họ đang khổ, đang đau. Để thấu hiểu sự đau khổ này – không phải của bạn hay của tôi, không phải vô ngã hay trừu tượng, mà là thực tại, và tất cả chúng ta đều đau khổ - đòi hỏi phải thâm nhập sâu, nhìn thấu suốt. Và dứt khổ là tự nhiên có hòa bình, không chỉ bên trong mà cả bên ngoài nữa.
Người đồng hành
Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011
THẤU HIỂU ĐAU KHỔ
THẤU HIỂU ĐAU KHỔ
Tại sao ta tìm hiểu “hạnh phúc là gì”. Thái độ đó có đúng không? Ta không hạnh phúc. Nếu ta hạnh phúc thì thế giới đã hoàn toàn khác rồi, nền văn minh, văn hóa của ta phải hoàn toàn khác hẳn tận gốc rồi. Ta là thứ nhân loại bất hạnh, nhỏ nhen, khốn khổ, trống rỗng, nhưng lại điên khùng tranh chấp, tự bọc mình bằng những sự vật phù phiếm, vô dụng, rồi thỏa mãn với những tham lam nhỏ nhen ti tiện, với tiền bạc và địa vị. Ta là những con người bất hạnh cùng cực, tuy ta có tri thức, tuy ta có tiền bạc, nhà cửa cao sang, con cái đông vầy, nhiều xe cộ, kinh nghiệm. Ta là thứ nhân loại bất hạnh, khổ đau và bởi vì ta đau khổ nên ta muốn hạnh phúc và do đó, ta mới bị xỏ mũi bởi những kẻ hứa hẹn cho ta thứ hạnh phúc này – về mặt xã hội, kinh tế hay tâm linh.
Khi tôi đau khổ, tôi hỏi có hạnh phúc không, liệu có ích gì chứ? Tôi có thể hiếu đau khổ không? Vấn đề của tôi là hiểu đau khổ chứ không phải làm sao để hạnh phúc. Tôi hạnh phúc thì tôi không đau khổ, nhưng khi tôi ý thức hạnh phúc thì đó không còn hạnh phúc nữa. Vì vậy, tôi phải hiểu đau khổ. Liệu tôi có thể hiểu đau khổ khi phần khác của trí não tôi chạy đi tìm hạnh phúc, tìm cách thoát khổ? Vậy, phải chăng để hiểu đau khổ, tôi phải là một với đau khổ, tức là không bỏ không lấy, không lên án, không so sánh, không biện minh mà là thể nhập hoàn toàn làm một với đau khổ và hiểu nó?
Sự thật về hạnh phúc chỉ đến nếu tôi biết lắng nghe, tôi phải biết lắng nghe đau khổ, nếu tôi lắng nghe đau khổ, tôi mới có thể lắng nghe hạnh phúc, bởi vì đó chính là cái tôi.
Người đồng hành
Tại sao ta tìm hiểu “hạnh phúc là gì”. Thái độ đó có đúng không? Ta không hạnh phúc. Nếu ta hạnh phúc thì thế giới đã hoàn toàn khác rồi, nền văn minh, văn hóa của ta phải hoàn toàn khác hẳn tận gốc rồi. Ta là thứ nhân loại bất hạnh, nhỏ nhen, khốn khổ, trống rỗng, nhưng lại điên khùng tranh chấp, tự bọc mình bằng những sự vật phù phiếm, vô dụng, rồi thỏa mãn với những tham lam nhỏ nhen ti tiện, với tiền bạc và địa vị. Ta là những con người bất hạnh cùng cực, tuy ta có tri thức, tuy ta có tiền bạc, nhà cửa cao sang, con cái đông vầy, nhiều xe cộ, kinh nghiệm. Ta là thứ nhân loại bất hạnh, khổ đau và bởi vì ta đau khổ nên ta muốn hạnh phúc và do đó, ta mới bị xỏ mũi bởi những kẻ hứa hẹn cho ta thứ hạnh phúc này – về mặt xã hội, kinh tế hay tâm linh.
Khi tôi đau khổ, tôi hỏi có hạnh phúc không, liệu có ích gì chứ? Tôi có thể hiếu đau khổ không? Vấn đề của tôi là hiểu đau khổ chứ không phải làm sao để hạnh phúc. Tôi hạnh phúc thì tôi không đau khổ, nhưng khi tôi ý thức hạnh phúc thì đó không còn hạnh phúc nữa. Vì vậy, tôi phải hiểu đau khổ. Liệu tôi có thể hiểu đau khổ khi phần khác của trí não tôi chạy đi tìm hạnh phúc, tìm cách thoát khổ? Vậy, phải chăng để hiểu đau khổ, tôi phải là một với đau khổ, tức là không bỏ không lấy, không lên án, không so sánh, không biện minh mà là thể nhập hoàn toàn làm một với đau khổ và hiểu nó?
Sự thật về hạnh phúc chỉ đến nếu tôi biết lắng nghe, tôi phải biết lắng nghe đau khổ, nếu tôi lắng nghe đau khổ, tôi mới có thể lắng nghe hạnh phúc, bởi vì đó chính là cái tôi.
Người đồng hành
Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011
CÓ THỂ TÌM THẤY HẠNH PHÚC QUA BẤT CỨ SỰ VẬT GÌ KHÔNG?
CÓ THỂ TÌM THẤY HẠNH PHÚC
QUA BẤT CỨ SỰ VẬT GÌ KHÔNG?
Ta tìm kiếm hạnh phúc qua sự vật, qua quan hệ, qua tư tưởng, qua ý niệm. vì thế sự vật, mối quan hệ, ý niệm trở nên quan trọng hơn tất cả và không phải là hạnh phúc. Khi ta tìm kiếm hạnh phúc qua sự vật thì sự vật trở nên có giá trị lớn lao hơn hạnh phúc. Nói theo cách đó, vấn đề tỏ ra đơn giản và quả thực đơn giản. Ta tìm kiếm hạnh phúc trong tài sản, của cải trong gia đình, trong tên tuổi. Bấy giờ của cải, gia đình, ý tưởng trở thành quan trọng hơn tất cả, thế là hạnh phúc được tìm kiếm qua phương tiện và lúc đó, phương tiện phá hủy mục đích.
Liệu hạnh phúc có thể được tìm thấy thông qua bất kỳ phương tiện, bất kỳ sự vật gì do bàn tay hay trí não tạo tác không? Sự vật, mối quan hệ, ý niệm, rõ ràng là vô thường ta mãi mãi bất hạnh vì sự vật…Sự vật vốn vô thường, chúng tàn rụi và biến mất, các mối quan hệ thì xung đột không dứt và cái chết luôn luôn chờ đợi; ý tưởng và tin tưởng cũng không định, không thường. Ta mưu cầu hạnh phúc nơi chúng mà không nhận chân tính cách vô thường của chúng. Vì vậy, phiền não trở thành là người bạn đồng hành muôn đời muôn kiếp của ta và khắc phục phiền não là vấn đề của ta.
Để khám phá ý nghĩa chân thực của hạnh phúc, ta phải thám hiểm trên dòng sông tự giác. Tự giác vốn không phải là một mục đích. Sông có nguồn chăng? Mỗi giọt nước từ đầu cho đến cuối, tạo thành dòng sông. Tưởng tượng rằng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc ở nguồn cội là sai lầm. Hạnh phúc được tìm thấy khi đang ở bất cứ nơi nào trên dòng sông tự giác.
Người đồng hành
QUA BẤT CỨ SỰ VẬT GÌ KHÔNG?
Ta tìm kiếm hạnh phúc qua sự vật, qua quan hệ, qua tư tưởng, qua ý niệm. vì thế sự vật, mối quan hệ, ý niệm trở nên quan trọng hơn tất cả và không phải là hạnh phúc. Khi ta tìm kiếm hạnh phúc qua sự vật thì sự vật trở nên có giá trị lớn lao hơn hạnh phúc. Nói theo cách đó, vấn đề tỏ ra đơn giản và quả thực đơn giản. Ta tìm kiếm hạnh phúc trong tài sản, của cải trong gia đình, trong tên tuổi. Bấy giờ của cải, gia đình, ý tưởng trở thành quan trọng hơn tất cả, thế là hạnh phúc được tìm kiếm qua phương tiện và lúc đó, phương tiện phá hủy mục đích.
Liệu hạnh phúc có thể được tìm thấy thông qua bất kỳ phương tiện, bất kỳ sự vật gì do bàn tay hay trí não tạo tác không? Sự vật, mối quan hệ, ý niệm, rõ ràng là vô thường ta mãi mãi bất hạnh vì sự vật…Sự vật vốn vô thường, chúng tàn rụi và biến mất, các mối quan hệ thì xung đột không dứt và cái chết luôn luôn chờ đợi; ý tưởng và tin tưởng cũng không định, không thường. Ta mưu cầu hạnh phúc nơi chúng mà không nhận chân tính cách vô thường của chúng. Vì vậy, phiền não trở thành là người bạn đồng hành muôn đời muôn kiếp của ta và khắc phục phiền não là vấn đề của ta.
Để khám phá ý nghĩa chân thực của hạnh phúc, ta phải thám hiểm trên dòng sông tự giác. Tự giác vốn không phải là một mục đích. Sông có nguồn chăng? Mỗi giọt nước từ đầu cho đến cuối, tạo thành dòng sông. Tưởng tượng rằng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc ở nguồn cội là sai lầm. Hạnh phúc được tìm thấy khi đang ở bất cứ nơi nào trên dòng sông tự giác.
Người đồng hành
Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011
HẠNH PHÚC KHÔNG THỂ MƯU CẦU MÀ CÓ ĐƯỢC
HẠNH PHÚC KHÔNG THỂ MƯU CẦU MÀ CÓ ĐƯỢC
Theo bạn hiểu hạnh phúc là gì? Một số người sẽ cho rằng hạnh phúc, cốt yếu là đạt được điều ta muốn. Bạn muốn có một chiếc xe và bạn đạt được, và bạn thấy hạnh phúc. Tôi muốn có quần áo mới. Tôi muốn đi Âu Châu và nếu đi được tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi muốn mình là một chính trị gia đại tài nhất và nếu đạt được ý muốn đó, tôi thấy hạnh phúc, và nếu không đạt được, tôi thấy bất hạnh. Vậy điều ta gọi là hạnh phúc, là đạt được điều ta ước muốn, thực hiện hoặc thành công, trở nên cao thượng, tóm lại, đạt được bất kỳ điều gì ta muốn. Bao lâu bạn còn muốn điều gì và bạn có thể đạt được điều đó, thì bạn còn thấy hoàn toàn hạnh phúc, bạn không bị thất vọng, nhưng nếu bạn không thể đạt được điều bạn muốn, lúc đó, sự bất hạnh bắt đầu, Tất cả chúng ta, nghèo hay giàu, cũng chỉ quan tâm có bấy nhiêu đó. Người nghèo và người giàu,tất cả đều muốn đạt được điều gì đó cho mình, cho gia đình mình, cho xã hội mình, và nếu cái muốn của họ bị ngăn chặn, họ sẽ cảm thấy bất hạnh. Ta không thảo luận, ta không nói ở đây rằng, người nghèo không nên có điều họ muốn. Đó không phải là vấn đề. Ta đang thử khám phá hạnh phúc là gì, và liệu hạnh phúc có phải là điều có thể ý thức được không. Lúc bạn ý thức mình hạnh phúc, thật nhiều hạnh phúc, đó phải là hạnh phúc không? Khoảnh khắc bạn ý thức mình hạnh phúc, đó không còn là hạnh phúc nữa, phải không? Vì vậy, ta không thể mưu cầu, săn đuổi hạnh phúc. Lúc bạn ý thức mình khiêm nhường, bạn không còn khiêm nhường nữa. Vậy hạnh phúc không phải là vật có thể đeo đuổi được, nó tự đến. Nhưng nếu bạn tìm kiếm nó, nó sẽ lẩn tránh bạn.
Người đồng hành
Theo bạn hiểu hạnh phúc là gì? Một số người sẽ cho rằng hạnh phúc, cốt yếu là đạt được điều ta muốn. Bạn muốn có một chiếc xe và bạn đạt được, và bạn thấy hạnh phúc. Tôi muốn có quần áo mới. Tôi muốn đi Âu Châu và nếu đi được tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi muốn mình là một chính trị gia đại tài nhất và nếu đạt được ý muốn đó, tôi thấy hạnh phúc, và nếu không đạt được, tôi thấy bất hạnh. Vậy điều ta gọi là hạnh phúc, là đạt được điều ta ước muốn, thực hiện hoặc thành công, trở nên cao thượng, tóm lại, đạt được bất kỳ điều gì ta muốn. Bao lâu bạn còn muốn điều gì và bạn có thể đạt được điều đó, thì bạn còn thấy hoàn toàn hạnh phúc, bạn không bị thất vọng, nhưng nếu bạn không thể đạt được điều bạn muốn, lúc đó, sự bất hạnh bắt đầu, Tất cả chúng ta, nghèo hay giàu, cũng chỉ quan tâm có bấy nhiêu đó. Người nghèo và người giàu,tất cả đều muốn đạt được điều gì đó cho mình, cho gia đình mình, cho xã hội mình, và nếu cái muốn của họ bị ngăn chặn, họ sẽ cảm thấy bất hạnh. Ta không thảo luận, ta không nói ở đây rằng, người nghèo không nên có điều họ muốn. Đó không phải là vấn đề. Ta đang thử khám phá hạnh phúc là gì, và liệu hạnh phúc có phải là điều có thể ý thức được không. Lúc bạn ý thức mình hạnh phúc, thật nhiều hạnh phúc, đó phải là hạnh phúc không? Khoảnh khắc bạn ý thức mình hạnh phúc, đó không còn là hạnh phúc nữa, phải không? Vì vậy, ta không thể mưu cầu, săn đuổi hạnh phúc. Lúc bạn ý thức mình khiêm nhường, bạn không còn khiêm nhường nữa. Vậy hạnh phúc không phải là vật có thể đeo đuổi được, nó tự đến. Nhưng nếu bạn tìm kiếm nó, nó sẽ lẩn tránh bạn.
Người đồng hành
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011
HẠNH PHÚC ĐỐI VỚI KHOÁI LẠC
HẠNH PHÚC ĐỐI VỚI KHOÁI LẠC
Phần đông chúng ta đang tìm kiếm cái gì vậy? Mỗi người chúng ta muốn điều gì? Đặc biệt trong cái thế giới biến động không ngừng này, ở đó, mỗi người đang ra sức tìm kiếm một sự bình an nào đó, một hạnh phúc nào đó, một nơi chốn an toàn nào đó, tất nhiên, điều quan trọng là ta phải tìm hiểu xem, phải vậy không, ta đang ra sức tìm kiếm cái gì, ta muốn khám phá cái gì? Có lẽ phần đông chúng ta đều đang tìm kiếm một thứ hạnh phúc nào đó; trong một thế bị khiển sử bởi hỗn loạn, chiến tranh, xung đột, đấu tranh, ta muốn có một nơi tị nạn bình an. Tôi nghĩ đó là điều phần đông chúng ta đều muốn. Vì thế, ta đuổi theo hết vị lãnh tụ này đến vị lãnh tụ khác, gia nhập tổ chức này đến tổ chức khác, hết chủ nghĩa này đến chủ nghĩa khác, hết vị giáo chủ này đến vị giáo chủ khác.
Bây giờ, ta tìm kiếm hạnh phúc hay tìm kiếm khoái lạc, hy vọng từ đó có hạnh phúc? Có sự khác biệt giữa hạnh phúc và khoái lạc. Bạn có thể tìm thấy hạnh phúc sao? Có lẽ bạn chỉ có thể tìm thấy khoái lạc, còn chắc chắn bạn không thể tìm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc bắt nguồn từ một vật khác, hạnh phúc là một phó sản. Vậy trước khi đặt hết trí não vào cái vật đòi hỏi ta phải cực kỳ nghiêm túc, suy nghĩ nhiều, quan tâm và chú tâm cao, ta nên khám phá xem ta đang tìm kiếm cái gì; hạnh phúc hay khoái lạc.
Người đồng hành
Phần đông chúng ta đang tìm kiếm cái gì vậy? Mỗi người chúng ta muốn điều gì? Đặc biệt trong cái thế giới biến động không ngừng này, ở đó, mỗi người đang ra sức tìm kiếm một sự bình an nào đó, một hạnh phúc nào đó, một nơi chốn an toàn nào đó, tất nhiên, điều quan trọng là ta phải tìm hiểu xem, phải vậy không, ta đang ra sức tìm kiếm cái gì, ta muốn khám phá cái gì? Có lẽ phần đông chúng ta đều đang tìm kiếm một thứ hạnh phúc nào đó; trong một thế bị khiển sử bởi hỗn loạn, chiến tranh, xung đột, đấu tranh, ta muốn có một nơi tị nạn bình an. Tôi nghĩ đó là điều phần đông chúng ta đều muốn. Vì thế, ta đuổi theo hết vị lãnh tụ này đến vị lãnh tụ khác, gia nhập tổ chức này đến tổ chức khác, hết chủ nghĩa này đến chủ nghĩa khác, hết vị giáo chủ này đến vị giáo chủ khác.
Bây giờ, ta tìm kiếm hạnh phúc hay tìm kiếm khoái lạc, hy vọng từ đó có hạnh phúc? Có sự khác biệt giữa hạnh phúc và khoái lạc. Bạn có thể tìm thấy hạnh phúc sao? Có lẽ bạn chỉ có thể tìm thấy khoái lạc, còn chắc chắn bạn không thể tìm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc bắt nguồn từ một vật khác, hạnh phúc là một phó sản. Vậy trước khi đặt hết trí não vào cái vật đòi hỏi ta phải cực kỳ nghiêm túc, suy nghĩ nhiều, quan tâm và chú tâm cao, ta nên khám phá xem ta đang tìm kiếm cái gì; hạnh phúc hay khoái lạc.
Người đồng hành
Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011
CÓ VÀO SÂU MỚI BIẾT VUI
CÓ VÀO SÂU MỚI BIẾT VUI
Rất ít người trong chúng ta biết vui. Ta không vui bao nhiêu khi nhìn cảnh hoàng hôn hay mặt trăng tròn đầy, hay một người đẹp hay dáng vẻ một cội cây đáng yêu, hay một cánh chim bay, hay một vũ điệu. Ta thực sự không vui với bất cứ điều gì. Ta nhìn vật, ta cảm thấy bị kích thích và vui vẻ một cách hời hợt, ta có cảm giác và gọi đó là vui. Nhưng vui thật sự thì sâu xa vô cùng – điều này phải được thấu hiểu và vào sâu…
Theo tuổi đời chồng chất, tuy ta muốn vui nhưng những niềm vui thực sự đã ra đi khỏi ta, ta chỉ còn muốn vui với những cảm giác – những đam mê, khoái lạc, quyền lực, địa vị. Đây là một điều bình thường của cuộc sống, tuy chúng nông cạn, hời hợt nhưng không lên án hay biện minh chúng chi cả, mà chúng phải được thấu hiểu và đặt đúng chổ. Nếu bạn lên án chúng là vô giá trị, nhục cảm, ngu muội hay phàm tục thì bạn đã hủy diệt tiến trình của cuôc sống.
Để biết được niềm vui thực sự, ta phải thâm nhập thật sâu. Vui không chỉ là cảm giác. Để vui thực sự, đòi hỏi phải cực kỳ tinh tế, nhưng không phải sự tinh tế của cái tôi, cái ngã chuyên tích lũy càng nhiều càng tốt cho mình. Cái tôi đó, loại người như thế, không bao giờ hiểu được cái tâm vui mà trong đó không có người – vui. Ta phải hiểu điều kỳ diệu này, nếu không cuộc sống trở thành quá nhỏ nhen, bần tiện, hời hợt – sinh ra đời, học được vài điều đau khổ, sinh con cái, có trách nhiệm, kiếm tiền, vui chơi, giải trí chút chút và cuối cùng chết đi.
Người đồng hành
Rất ít người trong chúng ta biết vui. Ta không vui bao nhiêu khi nhìn cảnh hoàng hôn hay mặt trăng tròn đầy, hay một người đẹp hay dáng vẻ một cội cây đáng yêu, hay một cánh chim bay, hay một vũ điệu. Ta thực sự không vui với bất cứ điều gì. Ta nhìn vật, ta cảm thấy bị kích thích và vui vẻ một cách hời hợt, ta có cảm giác và gọi đó là vui. Nhưng vui thật sự thì sâu xa vô cùng – điều này phải được thấu hiểu và vào sâu…
Theo tuổi đời chồng chất, tuy ta muốn vui nhưng những niềm vui thực sự đã ra đi khỏi ta, ta chỉ còn muốn vui với những cảm giác – những đam mê, khoái lạc, quyền lực, địa vị. Đây là một điều bình thường của cuộc sống, tuy chúng nông cạn, hời hợt nhưng không lên án hay biện minh chúng chi cả, mà chúng phải được thấu hiểu và đặt đúng chổ. Nếu bạn lên án chúng là vô giá trị, nhục cảm, ngu muội hay phàm tục thì bạn đã hủy diệt tiến trình của cuôc sống.
Để biết được niềm vui thực sự, ta phải thâm nhập thật sâu. Vui không chỉ là cảm giác. Để vui thực sự, đòi hỏi phải cực kỳ tinh tế, nhưng không phải sự tinh tế của cái tôi, cái ngã chuyên tích lũy càng nhiều càng tốt cho mình. Cái tôi đó, loại người như thế, không bao giờ hiểu được cái tâm vui mà trong đó không có người – vui. Ta phải hiểu điều kỳ diệu này, nếu không cuộc sống trở thành quá nhỏ nhen, bần tiện, hời hợt – sinh ra đời, học được vài điều đau khổ, sinh con cái, có trách nhiệm, kiếm tiền, vui chơi, giải trí chút chút và cuối cùng chết đi.
Người đồng hành
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011
BẠN CHỐNG BẰNG THỨ GÌ BẠN TRỞ THÀNH THỨ ĐÓ
BẠN CHỐNG BẰNG THỨ GÌ BẠN TRỞ THÀNH THỨ ĐÓ
Một cách chắc chắn là bạn chống bằng thứ gì bạn trở thành thứ đó. Nếu tôi tức giận và bạn đáp trả lại tôi bằng tức giận thì kết quả ra sao? Sự tức giận càng dâng cao. Bạn trở thành cái mà tôi đang là. Nếu tôi ác và bạn chống lại tôi bằng cái ác thì bạn cũng trở thành ác, dù bạn có cảm thấy sự chống đối đó đúng ra sao đi nữa. Nếu tôi hung bạo và bạn cũng sử dụng các phương cách hung bạo chống lại tôi thì bạn cũng trở thành hung bạo như tôi. Và ta đã làm thế nhiều ngàn năm trôi qua. Đảm bảo là có một thái độ tiếp cận khác với thái độ gặp thù hận bằng thù hận. Nếu tôi dùng các phương cách hung bạo để đàn áp ngay chính sự sân hận trong tôi là tôi đang sử dụng phương tiện sai cho một mục đích đúng, và thế là mục đích đúng không còn đúng nữa. Bởi vì trong đó không có trí tuệ, không có sự thấu hiểu nên không sao thoát khỏi sân hận. Sân hận phải được xem xét bằng một thái độ từ tốn và hiểu biết, không có việc chiến thắng sân hận bằng phương cách hung bạo. Sân hận là kết quả của nhiều nguyên nhân mà nếu không được thấu hiểu thì không có cách chi thoát khỏi sân hận.
Ta đã tạo ra kẻ thù, kẻ cướp và chính ta trở thành kẻ thù mà không có cách chi chấm dứt kẻ thù ấy được. Ta phải hiểu nguyên nhân nào sinh ra kẻ thù và chấm dứt nuôi dưỡng nó bằng tư tưởng, tình cảm và hành động. Đây là một công phu cực kỳ gay go đòi hỏi phải kiên trì, tự giác và trí tuệ bén nhạy, vì ta là sao thì xã hội, đất nước là vậy. Thù và bạn là kết quả của tư tưởng và hành động của ta. Vì vậy điều quan trọng hơn cả là tri giác chính ngay tư tưởng và hành động của ta thay vì quan tâm đến vấn đề bạn và thù, bởi vì có nghĩ đúng mới chấm dứt được chia rẽ: tình yêu vượt lên trên thù và bạn.
Người đồng hành
Một cách chắc chắn là bạn chống bằng thứ gì bạn trở thành thứ đó. Nếu tôi tức giận và bạn đáp trả lại tôi bằng tức giận thì kết quả ra sao? Sự tức giận càng dâng cao. Bạn trở thành cái mà tôi đang là. Nếu tôi ác và bạn chống lại tôi bằng cái ác thì bạn cũng trở thành ác, dù bạn có cảm thấy sự chống đối đó đúng ra sao đi nữa. Nếu tôi hung bạo và bạn cũng sử dụng các phương cách hung bạo chống lại tôi thì bạn cũng trở thành hung bạo như tôi. Và ta đã làm thế nhiều ngàn năm trôi qua. Đảm bảo là có một thái độ tiếp cận khác với thái độ gặp thù hận bằng thù hận. Nếu tôi dùng các phương cách hung bạo để đàn áp ngay chính sự sân hận trong tôi là tôi đang sử dụng phương tiện sai cho một mục đích đúng, và thế là mục đích đúng không còn đúng nữa. Bởi vì trong đó không có trí tuệ, không có sự thấu hiểu nên không sao thoát khỏi sân hận. Sân hận phải được xem xét bằng một thái độ từ tốn và hiểu biết, không có việc chiến thắng sân hận bằng phương cách hung bạo. Sân hận là kết quả của nhiều nguyên nhân mà nếu không được thấu hiểu thì không có cách chi thoát khỏi sân hận.
Ta đã tạo ra kẻ thù, kẻ cướp và chính ta trở thành kẻ thù mà không có cách chi chấm dứt kẻ thù ấy được. Ta phải hiểu nguyên nhân nào sinh ra kẻ thù và chấm dứt nuôi dưỡng nó bằng tư tưởng, tình cảm và hành động. Đây là một công phu cực kỳ gay go đòi hỏi phải kiên trì, tự giác và trí tuệ bén nhạy, vì ta là sao thì xã hội, đất nước là vậy. Thù và bạn là kết quả của tư tưởng và hành động của ta. Vì vậy điều quan trọng hơn cả là tri giác chính ngay tư tưởng và hành động của ta thay vì quan tâm đến vấn đề bạn và thù, bởi vì có nghĩ đúng mới chấm dứt được chia rẽ: tình yêu vượt lên trên thù và bạn.
Người đồng hành
Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011
ĐỂ TIÊU DIỆT THÙ HẬN
ĐỂ TIÊU DIỆT THÙ HẬN
Hiện tại ta thấy cái thế giới thù hận đang trúng mùa to. Thế giới thù hận này đã được kiến tạo bởi tổ tiên ta, bởi ông cha ta và bởi ta. Vì thế sự ngu muội, vô minh đã trải dài bất tận ngược về quá khứ. Thế giới thù hận khủng khiếp này không phải tự nó có. Nó là kết quả của sự vô minh của con người, là một tiến trình mang tính lịch sử phải không? Chúng ta là những cá nhân, đã hợp tác cùng với tổ tiên, ông bà cha mẹ, cùng các bậc tiền bối xa xưa của họ, làm khởi động cái tiến trình thù hận, sợ hãi tham lam,v.v… này. Bao lâu ta còn chìm đắm trong vô minh, ta còn góp phần làm nên thế giới thù hận này.
Thế giới, vì vậy, chính là con người của bạn mở rộng. Nếu cá nhân bạn muốn tiêu diệt thù hận, cá nhân bạn phải chấm dứt thù hận. Muốn tiêu diệt thù hận, tự bạn phải tách ly khỏi thù hận trong tất cả mọi hình thái của nó, thô cũng như tinh tế, và bao lâu còn bị vướng mắc trong thù hận, thì bạn còn chìm đắm trong thế giới vô minh và sợ hãi này. Vậy thế giới là chính con người bạn mở rộng, đã được sao chép và nhân lên. Thế giới không tồn tại ngoài cá nhân. Thế giới có thể tồn tại như một ý tưởng, một trạng thái, như một tổ chúc xã hội, nhưng muốn thực hiện ý tưởng đó, làm cho tổ chức xã hội hay tôn giáo đó hoạt động, phải có cá nhân. Sự vô minh, sự ngu muội, sự tham lam và sợ hãi của cá nhân đã duy trì vững chắc cái cơ cấu vô minh, tham lam và thù hận. Nếu cá nhân thay dổi, liệu anh ta có ảnh hưởng thế giới không – cái thế giới thù hận, tham lam,v.v…Thế giới còn là chính con người bạn mở rộng, bao lâu, bạn còn sống một cách vô tâm, còn chìm đắm trong vô minh, thù hận, tham lam, nhưng khi bạn thực tâm chú ý và giác ngộ, thì chẳng những có sự tách ly khỏi các nguyên nhân xấu xa khiến sinh đau khổ và phiền não mà trong hành-động-thấu-hiểu đó còn có cái nhất thể viên mãn.
Người đồng hành
Hiện tại ta thấy cái thế giới thù hận đang trúng mùa to. Thế giới thù hận này đã được kiến tạo bởi tổ tiên ta, bởi ông cha ta và bởi ta. Vì thế sự ngu muội, vô minh đã trải dài bất tận ngược về quá khứ. Thế giới thù hận khủng khiếp này không phải tự nó có. Nó là kết quả của sự vô minh của con người, là một tiến trình mang tính lịch sử phải không? Chúng ta là những cá nhân, đã hợp tác cùng với tổ tiên, ông bà cha mẹ, cùng các bậc tiền bối xa xưa của họ, làm khởi động cái tiến trình thù hận, sợ hãi tham lam,v.v… này. Bao lâu ta còn chìm đắm trong vô minh, ta còn góp phần làm nên thế giới thù hận này.
Thế giới, vì vậy, chính là con người của bạn mở rộng. Nếu cá nhân bạn muốn tiêu diệt thù hận, cá nhân bạn phải chấm dứt thù hận. Muốn tiêu diệt thù hận, tự bạn phải tách ly khỏi thù hận trong tất cả mọi hình thái của nó, thô cũng như tinh tế, và bao lâu còn bị vướng mắc trong thù hận, thì bạn còn chìm đắm trong thế giới vô minh và sợ hãi này. Vậy thế giới là chính con người bạn mở rộng, đã được sao chép và nhân lên. Thế giới không tồn tại ngoài cá nhân. Thế giới có thể tồn tại như một ý tưởng, một trạng thái, như một tổ chúc xã hội, nhưng muốn thực hiện ý tưởng đó, làm cho tổ chức xã hội hay tôn giáo đó hoạt động, phải có cá nhân. Sự vô minh, sự ngu muội, sự tham lam và sợ hãi của cá nhân đã duy trì vững chắc cái cơ cấu vô minh, tham lam và thù hận. Nếu cá nhân thay dổi, liệu anh ta có ảnh hưởng thế giới không – cái thế giới thù hận, tham lam,v.v…Thế giới còn là chính con người bạn mở rộng, bao lâu, bạn còn sống một cách vô tâm, còn chìm đắm trong vô minh, thù hận, tham lam, nhưng khi bạn thực tâm chú ý và giác ngộ, thì chẳng những có sự tách ly khỏi các nguyên nhân xấu xa khiến sinh đau khổ và phiền não mà trong hành-động-thấu-hiểu đó còn có cái nhất thể viên mãn.
Người đồng hành
Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011
BẠO LỰC
BẠO LỰC
Việc gì xảy ra khi bạn chú tâm trọn vẹn vào điều ta gọi là bạo lực?- Bạo lực không chỉ chia rẽ con người qua tín ngưỡng, qua tin tưởng, qua quy định và vân vân, mà bạo lực còn diễn ra khi ta mưu cầu sự an toàn cho cá nhân thông qua một định chế xã hội. Liệu bạn có thể chú tâm trọn vẹn vào bạo lực không? Và khi bạn nhìn bạo lực bằng tất cả sự chú tâm trọn vẹn, việc gì xảy ra ? Khi bạn chú tâm vào điều gì một cách trọn vẹn – khi học lịch sử, toán học, nhìn vợ bạn hay chồng bạn – việc gì xảy ra? Không biết có bao giờ bạn chịu đào sâu vấn đề này không – có lẽ phần đông chúng ta không bao giờ chú tâm trọn vẹn vào bất cứ điều gì – như khi bạn chú tâm thì việc gì xảy ra? Thưa quý ngài, chú tâm là gì? Chắc chắn là khi bạn chú tâm trọn vẹn thì liền có sự quan tâm và bạn không thể quan tâm nếu bạn không yêu thương. Và khi bạn chú tâm trọn vẹn, trong đó có yêu thương thì còn có bạo lực không? Bạn theo kịp chứ? Thông thường tôi lên án bạo lực, tôi lẩn tránh bạo lực, tôi biện minh cho bạo lực hoặc tôi nói bạo lực là tự nhiên. Mọi việc làm đó đều không phải là chú tâm. Nhưng khi tôi chú tâm vào vật tôi gọi là bạo lực và chú tâm là quan tâm, là yêu thương – vậy còn chỗ nào cho bạo lực?
Người đồng hành
Việc gì xảy ra khi bạn chú tâm trọn vẹn vào điều ta gọi là bạo lực?- Bạo lực không chỉ chia rẽ con người qua tín ngưỡng, qua tin tưởng, qua quy định và vân vân, mà bạo lực còn diễn ra khi ta mưu cầu sự an toàn cho cá nhân thông qua một định chế xã hội. Liệu bạn có thể chú tâm trọn vẹn vào bạo lực không? Và khi bạn nhìn bạo lực bằng tất cả sự chú tâm trọn vẹn, việc gì xảy ra ? Khi bạn chú tâm vào điều gì một cách trọn vẹn – khi học lịch sử, toán học, nhìn vợ bạn hay chồng bạn – việc gì xảy ra? Không biết có bao giờ bạn chịu đào sâu vấn đề này không – có lẽ phần đông chúng ta không bao giờ chú tâm trọn vẹn vào bất cứ điều gì – như khi bạn chú tâm thì việc gì xảy ra? Thưa quý ngài, chú tâm là gì? Chắc chắn là khi bạn chú tâm trọn vẹn thì liền có sự quan tâm và bạn không thể quan tâm nếu bạn không yêu thương. Và khi bạn chú tâm trọn vẹn, trong đó có yêu thương thì còn có bạo lực không? Bạn theo kịp chứ? Thông thường tôi lên án bạo lực, tôi lẩn tránh bạo lực, tôi biện minh cho bạo lực hoặc tôi nói bạo lực là tự nhiên. Mọi việc làm đó đều không phải là chú tâm. Nhưng khi tôi chú tâm vào vật tôi gọi là bạo lực và chú tâm là quan tâm, là yêu thương – vậy còn chỗ nào cho bạo lực?
Người đồng hành
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011
THẤY CÁI TOÀN THỂ
THẤY CÁI TOÀN THỂ
Bạn nhìn một cội cây ra sao? Phải chăng bạn thấy toàn thể cội cây? Nếu bạn không nhìn cội cây như là một toàn thể bạn không thấy cội cây chi cả. Bạn nhìn lướt qua và nói, “ Cội cây đẹp làm sao!”, hoặc nói “ Đó là cây xoài”, hay “ Tôi không biết đó là cây gì, có thể là cây me”. Nếu bạn không thấy, bằng sự kiện thực, toàn thể cội cây thì bạn sẽ không bao giờ thấy được cội cây. Đối với sự giác ngộ cũng tương tự như vậy. Nếu bạn không thấy toàn thể hoạt động của trí não bạn trong ý nghĩa đó – như bạn thấy cội cây – thì bạn sẽ không bao giờ giác ngộ được. Cội cây được tạo thành bởi những rễ, thân, cành nhánh nhỏ lớn hay đang lú chồi non, và lá, lá chết, lá héo, lá xanh, lá bị sâu ăn, lá xấu xí và có chiếc đang rơi, hoa và trái – tất cả đó bạn thấy như là cái toàn thể khi bạn thấy cội cây. Cũng tương tự như vậy, trong động thái thấy các hoạt động của trí não bạn, trong trạng thái giác ngộ đó, bạn thấy có mình có những ý nghĩ lên án, chấp nhận, từ chối, lấy, bỏ, đấu tranh, tuyệt vọng, hy vọng, thành bại – giác ngộ là bao trùm các cái đó chứ không phải chỉ phần nào. Vậy bạn có tri giác não bạn trong ý nghĩa cực kỳ đơn giản ấy không – tức là thấy toàn cả bức tranh chứ không phải một góc nào của bức tranh và hỏi, “ Ai đã vẽ bức tranh này vậy ?”
Người đồng hành
Bạn nhìn một cội cây ra sao? Phải chăng bạn thấy toàn thể cội cây? Nếu bạn không nhìn cội cây như là một toàn thể bạn không thấy cội cây chi cả. Bạn nhìn lướt qua và nói, “ Cội cây đẹp làm sao!”, hoặc nói “ Đó là cây xoài”, hay “ Tôi không biết đó là cây gì, có thể là cây me”. Nếu bạn không thấy, bằng sự kiện thực, toàn thể cội cây thì bạn sẽ không bao giờ thấy được cội cây. Đối với sự giác ngộ cũng tương tự như vậy. Nếu bạn không thấy toàn thể hoạt động của trí não bạn trong ý nghĩa đó – như bạn thấy cội cây – thì bạn sẽ không bao giờ giác ngộ được. Cội cây được tạo thành bởi những rễ, thân, cành nhánh nhỏ lớn hay đang lú chồi non, và lá, lá chết, lá héo, lá xanh, lá bị sâu ăn, lá xấu xí và có chiếc đang rơi, hoa và trái – tất cả đó bạn thấy như là cái toàn thể khi bạn thấy cội cây. Cũng tương tự như vậy, trong động thái thấy các hoạt động của trí não bạn, trong trạng thái giác ngộ đó, bạn thấy có mình có những ý nghĩ lên án, chấp nhận, từ chối, lấy, bỏ, đấu tranh, tuyệt vọng, hy vọng, thành bại – giác ngộ là bao trùm các cái đó chứ không phải chỉ phần nào. Vậy bạn có tri giác não bạn trong ý nghĩa cực kỳ đơn giản ấy không – tức là thấy toàn cả bức tranh chứ không phải một góc nào của bức tranh và hỏi, “ Ai đã vẽ bức tranh này vậy ?”
Người đồng hành
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
TRI THỨC KHÔNG PHẢI LÀ TRI GIÁC
TRI THỨC KHÔNG PHẢI LÀ TRI GIÁC
Tri giác là trạng thái của trí não quan sát mà không lấy bỏ, chỉ giáp mặt với sự vật y như nó là. Khi bạn nhìn một đóa hoa không phải bằng cái nhìn thực vật học, lúc đó, bạn mới thấy toàn cả đóa hoa; nhưng nếu trí não bạn bị chiếm cứ trọn vẹn bởi tri thức về thực vật, về đóa hoa, bạn không nhìn trọn vẹn đóa hoa nữa. Tuy bạn có thể có tri thức về hoa nhưng nếu tri thức đó chiếm trọn trí não bạn thì bạn không nhìn trọn vẹn đóa hoa nữa.
Vì vậy, nhìn thấy một sự kiện là tri giác hay giác. Trong giác không có sự lựa chọn lấy bỏ, không có thích hay không thích. Nhưng phần đông chúng ta không đủ sức làm như vậy bởi vì do tập truyền, do thói quen, đú cách, ta không đủ sức giáp mặt với sự kiện mà không dựa trên cái nền tảng tâm lý của mình. Ta phải tri giác chính nền tảng này. Ta phải tri giác chính sự qui định của ta và cái tâm thái bị qui định này sẽ tự lộ bày khi ta quan sát một sự kiện và bởi vì bạn chỉ chú tâm quan sát sự kiện chứ không phải nền tảng, nên nền tảng ấy được gạt sang một bên. Khi mối quan tâm chủ yếu là nhằm thấu hiểu chỉ sự kiện và khi bạn thấy rằng nền tảng ấy ngăn chặn bạn thấu hiểu sự kiện, lúc đó, chính sự quan tâm sinh tử trong sự kiện xóa sạch nền tảng đi.
Người đồng hành
Tri giác là trạng thái của trí não quan sát mà không lấy bỏ, chỉ giáp mặt với sự vật y như nó là. Khi bạn nhìn một đóa hoa không phải bằng cái nhìn thực vật học, lúc đó, bạn mới thấy toàn cả đóa hoa; nhưng nếu trí não bạn bị chiếm cứ trọn vẹn bởi tri thức về thực vật, về đóa hoa, bạn không nhìn trọn vẹn đóa hoa nữa. Tuy bạn có thể có tri thức về hoa nhưng nếu tri thức đó chiếm trọn trí não bạn thì bạn không nhìn trọn vẹn đóa hoa nữa.
Vì vậy, nhìn thấy một sự kiện là tri giác hay giác. Trong giác không có sự lựa chọn lấy bỏ, không có thích hay không thích. Nhưng phần đông chúng ta không đủ sức làm như vậy bởi vì do tập truyền, do thói quen, đú cách, ta không đủ sức giáp mặt với sự kiện mà không dựa trên cái nền tảng tâm lý của mình. Ta phải tri giác chính nền tảng này. Ta phải tri giác chính sự qui định của ta và cái tâm thái bị qui định này sẽ tự lộ bày khi ta quan sát một sự kiện và bởi vì bạn chỉ chú tâm quan sát sự kiện chứ không phải nền tảng, nên nền tảng ấy được gạt sang một bên. Khi mối quan tâm chủ yếu là nhằm thấu hiểu chỉ sự kiện và khi bạn thấy rằng nền tảng ấy ngăn chặn bạn thấu hiểu sự kiện, lúc đó, chính sự quan tâm sinh tử trong sự kiện xóa sạch nền tảng đi.
Người đồng hành
Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011
GIẢI TRỪ SỢ HÃI LÀ BẮT ĐẦU CÓ CHÚ TÂM
GIẢI TRỪ SỢ HÃI
LÀ BẮT ĐẦU CÓ CHÚ TÂM
Trạng thái chú tâm diễn ra như thế nào? Không thể có chú tâm bằng tin tưởng, so sánh, phước hay tội, thưởng hay phạt, tất cả đều là những hình thái cưỡng bách. Giải trừ sợ hãi là bắt đầu có chú tâm. Tất phải còn sợ hãi, chừng nào còn bị thúc bách bởi cái muốn được là hoặc trở thành là cái gì đó, tức là còn bị mắc kẹt trong thành bại và bị hành hạ, khảo tra bởi mâu thuẫn.Bạn có thể chỉ dạy sự tập trung, nhưng chú tâm thì không thể dạy, cũng như bạn không thể dạy hành động giải thoát khỏi sợ hãi và chỉ trong hành động thấu hiểu, các nguyên nhân ấy mới giải trừ được sợ hãi. Sự chú tâm tự nhiên phát khởi khi bao quanh người học trò là một bầu không khí hạnh phúc, khi cậu ta cảm thấy an tâm, thoải mái và tri giác thứ hành động vô vị lợi xuất phát từ tình yêu, lòng từ. Tình yêu không có so sánh và vì thế tính đố kỵ, ganh ghét và để ‘’ trở thành’’ liền ngưng dứt.
Người đồng hành
LÀ BẮT ĐẦU CÓ CHÚ TÂM
Trạng thái chú tâm diễn ra như thế nào? Không thể có chú tâm bằng tin tưởng, so sánh, phước hay tội, thưởng hay phạt, tất cả đều là những hình thái cưỡng bách. Giải trừ sợ hãi là bắt đầu có chú tâm. Tất phải còn sợ hãi, chừng nào còn bị thúc bách bởi cái muốn được là hoặc trở thành là cái gì đó, tức là còn bị mắc kẹt trong thành bại và bị hành hạ, khảo tra bởi mâu thuẫn.Bạn có thể chỉ dạy sự tập trung, nhưng chú tâm thì không thể dạy, cũng như bạn không thể dạy hành động giải thoát khỏi sợ hãi và chỉ trong hành động thấu hiểu, các nguyên nhân ấy mới giải trừ được sợ hãi. Sự chú tâm tự nhiên phát khởi khi bao quanh người học trò là một bầu không khí hạnh phúc, khi cậu ta cảm thấy an tâm, thoải mái và tri giác thứ hành động vô vị lợi xuất phát từ tình yêu, lòng từ. Tình yêu không có so sánh và vì thế tính đố kỵ, ganh ghét và để ‘’ trở thành’’ liền ngưng dứt.
Người đồng hành
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011
CHÚ TÂM HOÀN TOÀN
CHÚ TÂM HOÀN TOÀN
Theo ta hiểu, chú tâm nghĩa là gì? Có chú tâm không khi tôi cưỡng bức trí não phải chú tâm? Khi tôi tự nhủ, “Tôi phải chú tâm, tôi phải kiểm soát trí não và gạt bỏ mọi tư tưởng khác”, phải bạn gọi đó là chú tâm không? Chắc chắn đó không phải là chú tâm. Việc gì xãy ra khi trí não bị cưỡng bức phải chú tâm? Nó tạo ra một sự chống kháng nhằm ngăn chặn những tư tưởng khác thẩm lậu vào, nó chỉ lo chống kháng, đẩy lùi tư tưởng nên không thể nào chú tâm được.Đúng như vậy, phải không?
Để thấu hiểu trọn vẹn điều gì, bạn phải chú tâm hoàn toàn. Nhưng bạn thấy ngay việc làm đó cực kỳ khó khăn và trí não bạn quen thói lơ đãng, do đó bạn mới nói, “Trời ơi, chú tâm là tốt đó, nhưng tôi phải làm sao đây? Tức là bạn lại rơi vào cái muốn đạt được điều gì đó, thế là bạn sẽ không bao giờ chú tâm hoàn toàn…khi bạn thấy một cội cây hay một cánh chim, chú tâm hoàn toàn là không nói, “đó là một cây sồi”, hay “ đó là một con vẹt” và lướt qua. Gắn cho sự vật một tên gọi là bạn không còn chú tâm nữa…Trong khi đó nếu bạn trọn vẹn tri giác, hoàn toàn chú tâm khi bạn nhìn vật gì, lúc đó, có một biến đổi hoàn toàn diễn ra, và chú tâm là thiện, là lành. Không có sự chú tâm nào khác và bạn không thể chú tâm hoàn toàn bằng tu tập. Với tu tập, bạn chỉ được sự tập trung tức là bạn dựng lên những tường vách chống kháng và bên trong những tường vách ấy là sự tập trung chứ không phải chú tâm – đó là lấy bỏ, là loại trừ.
Người đồng hành
Theo ta hiểu, chú tâm nghĩa là gì? Có chú tâm không khi tôi cưỡng bức trí não phải chú tâm? Khi tôi tự nhủ, “Tôi phải chú tâm, tôi phải kiểm soát trí não và gạt bỏ mọi tư tưởng khác”, phải bạn gọi đó là chú tâm không? Chắc chắn đó không phải là chú tâm. Việc gì xãy ra khi trí não bị cưỡng bức phải chú tâm? Nó tạo ra một sự chống kháng nhằm ngăn chặn những tư tưởng khác thẩm lậu vào, nó chỉ lo chống kháng, đẩy lùi tư tưởng nên không thể nào chú tâm được.Đúng như vậy, phải không?
Để thấu hiểu trọn vẹn điều gì, bạn phải chú tâm hoàn toàn. Nhưng bạn thấy ngay việc làm đó cực kỳ khó khăn và trí não bạn quen thói lơ đãng, do đó bạn mới nói, “Trời ơi, chú tâm là tốt đó, nhưng tôi phải làm sao đây? Tức là bạn lại rơi vào cái muốn đạt được điều gì đó, thế là bạn sẽ không bao giờ chú tâm hoàn toàn…khi bạn thấy một cội cây hay một cánh chim, chú tâm hoàn toàn là không nói, “đó là một cây sồi”, hay “ đó là một con vẹt” và lướt qua. Gắn cho sự vật một tên gọi là bạn không còn chú tâm nữa…Trong khi đó nếu bạn trọn vẹn tri giác, hoàn toàn chú tâm khi bạn nhìn vật gì, lúc đó, có một biến đổi hoàn toàn diễn ra, và chú tâm là thiện, là lành. Không có sự chú tâm nào khác và bạn không thể chú tâm hoàn toàn bằng tu tập. Với tu tập, bạn chỉ được sự tập trung tức là bạn dựng lên những tường vách chống kháng và bên trong những tường vách ấy là sự tập trung chứ không phải chú tâm – đó là lấy bỏ, là loại trừ.
Người đồng hành
Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011
CHÚ TÂM LÀ VÔ HẠN, KHÔNG BIÊN GIỚI
CHÚ TÂM LÀ VÔ HẠN,
KHÔNG BIÊN GIỚI
Trong việc chăm sóc trí não, chỗ quan trọng ta nên nhấn mạnh, không phải là tập trung tư tưởng mà là chú tâm. Tập trung là một tiến trình cưỡng bức trí não khu biệt vào một giới hạn, trong khi chú tâm thì không biên giới. Trong tiến trình đó, trí não luôn luôn bị hạn chế bởi một biên giới hay một lằn ranh, khi mối quan tâm của ta là thấu hiểu toàn thể trí não, tập trung tư tưởng chỉ là chướng ngại. Chú tâm vốn vô hạn, không có biên giới vế kiến thức, tri thức. Tri kiến thức đến từ tập trung dù mở rông biên giới đến đâu đi nữa vẫn còn nằm trong chính biên giới của nó. Trong trạng thái chú tâm, có thể phải sử dụng tri kiến thức - thành quả của tập trung; nhưng thành phần không phải là toàn thể và cộng lại nhiều thành phần không làm nên tri giác về cái toàn thể. Tri kiến thức là cái tiến trình cộng của sự tập trung không mang lại sự thấu hiểu về cái vô lượng. Cái toàn thể không bao giờ nằm trong giới hạn của một trí não tập trung.
Vì vậy, chú tâm là quan trọng trước tiên nhưng không phải do nỗ lực tập trung mà có chú tâm. Chú tâm là một trạng thái, trong đó, trí não không ngừng học hỏi mà tuyệt nhiên không có một trung tâm quanh đó tri kiến thức được thu gom tích trữ như là kinh nghiệm. Một trí não tập trung vào chính nó đã sử dụng tri kiến thức như phương tiện để tự bành trướng và hành vi đó trở nên tự mâu thuẫn và phản nghịch lại xã hội.
Người đồng hành
KHÔNG BIÊN GIỚI
Trong việc chăm sóc trí não, chỗ quan trọng ta nên nhấn mạnh, không phải là tập trung tư tưởng mà là chú tâm. Tập trung là một tiến trình cưỡng bức trí não khu biệt vào một giới hạn, trong khi chú tâm thì không biên giới. Trong tiến trình đó, trí não luôn luôn bị hạn chế bởi một biên giới hay một lằn ranh, khi mối quan tâm của ta là thấu hiểu toàn thể trí não, tập trung tư tưởng chỉ là chướng ngại. Chú tâm vốn vô hạn, không có biên giới vế kiến thức, tri thức. Tri kiến thức đến từ tập trung dù mở rông biên giới đến đâu đi nữa vẫn còn nằm trong chính biên giới của nó. Trong trạng thái chú tâm, có thể phải sử dụng tri kiến thức - thành quả của tập trung; nhưng thành phần không phải là toàn thể và cộng lại nhiều thành phần không làm nên tri giác về cái toàn thể. Tri kiến thức là cái tiến trình cộng của sự tập trung không mang lại sự thấu hiểu về cái vô lượng. Cái toàn thể không bao giờ nằm trong giới hạn của một trí não tập trung.
Vì vậy, chú tâm là quan trọng trước tiên nhưng không phải do nỗ lực tập trung mà có chú tâm. Chú tâm là một trạng thái, trong đó, trí não không ngừng học hỏi mà tuyệt nhiên không có một trung tâm quanh đó tri kiến thức được thu gom tích trữ như là kinh nghiệm. Một trí não tập trung vào chính nó đã sử dụng tri kiến thức như phương tiện để tự bành trướng và hành vi đó trở nên tự mâu thuẫn và phản nghịch lại xã hội.
Người đồng hành
Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011
CHÚ TÂM MÀ KHÔNG CÓ CỐ GẮNG
CHÚ TÂM MÀ KHÔNG CÓ CỐ GẮNG
Chú tâm mà trí não không bị thu hút bởi bất cứ sự vật gì được không? Chú tâm mà không tập trung vào bất kỳ đối tượng nào được không? Chú tâm mà không do bất kỳ động cơ, ảnh hưởng nào thúc ép, được không? Trí não có thể nào chú tâm trọn vẹn mà không có ý định lấy bỏ bất cứ vật gì không? Chắc chắn là có thể và đó là trạng thái chú tâm duy nhất, mọi hình thái chú tâm khác chỉ là khoái lạc hay mánh khóe của trí não. Nếu bạn chú tâm hoàn toàn mà không bị thu hút bởi bất kỳ đối tượng nào và cũng không có bất kỳ ý định lấy bỏ, loại trừ; bấy giờ bạn mới khám phá được thiền, bởi vì trong sự chú tâm đó không có cố gắng, không có chia rẽ, không có đấu tranh, không mưu cầu kết quả. Vì vậy, thiền là một tiến trình giải thoát trí não khỏi mọi hệ thống, cơ chế, và chú tâm mà không bị thu hút bởi sự vật hay không cố gắng để tập trung tư tưởng.
Người đồng hành
Chú tâm mà trí não không bị thu hút bởi bất cứ sự vật gì được không? Chú tâm mà không tập trung vào bất kỳ đối tượng nào được không? Chú tâm mà không do bất kỳ động cơ, ảnh hưởng nào thúc ép, được không? Trí não có thể nào chú tâm trọn vẹn mà không có ý định lấy bỏ bất cứ vật gì không? Chắc chắn là có thể và đó là trạng thái chú tâm duy nhất, mọi hình thái chú tâm khác chỉ là khoái lạc hay mánh khóe của trí não. Nếu bạn chú tâm hoàn toàn mà không bị thu hút bởi bất kỳ đối tượng nào và cũng không có bất kỳ ý định lấy bỏ, loại trừ; bấy giờ bạn mới khám phá được thiền, bởi vì trong sự chú tâm đó không có cố gắng, không có chia rẽ, không có đấu tranh, không mưu cầu kết quả. Vì vậy, thiền là một tiến trình giải thoát trí não khỏi mọi hệ thống, cơ chế, và chú tâm mà không bị thu hút bởi sự vật hay không cố gắng để tập trung tư tưởng.
Người đồng hành
Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011
HẠNH PHÚC KHÔNG THUỘC TRÍ
HẠNH PHÚC KHÔNG
Ta có thể tinh luyện trí não cách này, cách khác, đi từ sự tinh tế này đến sự tinh tế khác, từ niềm vui này đến niềm vui khác, nhưng ngay ở trung tâm của mọi sự thể đó vẫn“ cái tôi” – “ cái tôi” đang vui hưởng, “ cái tôi” muốn hạnh phúc hơn, “ cái tôi” tìm kiếm, mưu cầu, trông ngóng, khát khao hạnh phúc, “cái tôi” đấu tranh, “cái tôi” trở nên càng lúc càng tế nhị nhưng không bao giờ chịu chấm dứt. Mà chỉ khi nào “ cái tôi”, dưới tất cả các dạng tinh tế ấy cáo chung, mới có tâm thái cực lạc, chân hạnh phúc, thực sự vui mà không khổ, không hoại, không thế săn đuổi được.
Khi trí não thoát khỏi cái nghĩ về ‘tôi’, người kinh nghiệm, người quan sát, người nghĩ, người tư tưởng, bấy giờ mới có thể có thứ hạnh phúc bất toại. Hạnh phúc đó không thường hằng – theo nghĩa của từ ta dùng. Nhưng trí não ta lại tiềm kiếm thứ hạnh phúc thường hằng, điều gì đó sẽ kéo dài mãi, liên tục nối tiếp mãi. Chính cái muốn liên tục đó là hư hoại.
Nếu ta thấu hiểu tiến trình của cuộc sống mà không lên án, không nói nó đúng hoặc sai, tôi nghĩ lúc đó mới xuất hiện một thứ hạnh phúc sáng tạo không phải của “bạn” hay của ‘tôi’. Hạnh phúc sáng tạo tựa như ánh sáng mặt trời. Nếu bạn giữ ánh sáng ấy cho riêng mình, nó không còn là mặt trời trong sáng, ấm áp cho sự sống nữa. Cũng tương tự như vậy, nếu bạn muốn được hạnh phúc vì bạn đau khổ hay bạn mất người thân yêu hoặc vì bạn không thành đạt, bấy giò cái muốn hạnh phúc ấy chỉ là một phản ứng. Nhưng khi nào trí não có thể vượt thoát, siêu quá, bấy giờ mới có thứ hạnh phúc không thuộc trí não .
Người đồng hành
Ta có thể tinh luyện trí não cách này, cách khác, đi từ sự tinh tế này đến sự tinh tế khác, từ niềm vui này đến niềm vui khác, nhưng ngay ở trung tâm của mọi sự thể đó vẫn“ cái tôi” – “ cái tôi” đang vui hưởng, “ cái tôi” muốn hạnh phúc hơn, “ cái tôi” tìm kiếm, mưu cầu, trông ngóng, khát khao hạnh phúc, “cái tôi” đấu tranh, “cái tôi” trở nên càng lúc càng tế nhị nhưng không bao giờ chịu chấm dứt. Mà chỉ khi nào “ cái tôi”, dưới tất cả các dạng tinh tế ấy cáo chung, mới có tâm thái cực lạc, chân hạnh phúc, thực sự vui mà không khổ, không hoại, không thế săn đuổi được.
Khi trí não thoát khỏi cái nghĩ về ‘tôi’, người kinh nghiệm, người quan sát, người nghĩ, người tư tưởng, bấy giờ mới có thể có thứ hạnh phúc bất toại. Hạnh phúc đó không thường hằng – theo nghĩa của từ ta dùng. Nhưng trí não ta lại tiềm kiếm thứ hạnh phúc thường hằng, điều gì đó sẽ kéo dài mãi, liên tục nối tiếp mãi. Chính cái muốn liên tục đó là hư hoại.
Nếu ta thấu hiểu tiến trình của cuộc sống mà không lên án, không nói nó đúng hoặc sai, tôi nghĩ lúc đó mới xuất hiện một thứ hạnh phúc sáng tạo không phải của “bạn” hay của ‘tôi’. Hạnh phúc sáng tạo tựa như ánh sáng mặt trời. Nếu bạn giữ ánh sáng ấy cho riêng mình, nó không còn là mặt trời trong sáng, ấm áp cho sự sống nữa. Cũng tương tự như vậy, nếu bạn muốn được hạnh phúc vì bạn đau khổ hay bạn mất người thân yêu hoặc vì bạn không thành đạt, bấy giò cái muốn hạnh phúc ấy chỉ là một phản ứng. Nhưng khi nào trí não có thể vượt thoát, siêu quá, bấy giờ mới có thứ hạnh phúc không thuộc trí não .
Người đồng hành
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
CHÚ TÂM MÀ TRONG ĐÓ KHÔNG CÓ ĐỐI KHÁNG
CHÚ TÂM MÀ TRONG ĐÓ KHÔNG CÓ ĐỐI KHÁNG
Chắc bạn biết không gian là gì. Có không gian trong căn phòng này. Khoảng cách giữa nơi này và nhà trọ, giữa cây cầu và nhà bạn, giữa bờ sông bên này và bên kia – tất cả đó là không gian. Và bây giờ, phải chăng cũng có không gian trong trí não bạn? Hay trí não bị nhồi nhét đến mức, trong đó, không còn chút không gian nào? Nếu trí não bạn có không gian, có khoảng trống thì trong đó có sự tịch lặng, và sự tịch lặng này, mọi vật khác sẽ hiện đến, bởi vì lúc đó bạn mới có thể nghe, bạn mới có thể chú tâm mà tuyệt dứt đối kháng. Thế nên, điều cực kỳ quan trọng là trong trí não phải có không gian, có khoảng trống. Nếu trí não không bị nhồi nhét quá mức, không bị triền miên chiếm cứ bận rộn, lúc đó, nó mới có thể nghe tiến chó sủa, tiếng tàu hỏa chạy qua cầu ở xa, cũng như tri giác trọn vẹn những điều đang được trình bày ở đây. Bấy giờ, trí não mới là vật sống chứ không phải là vật chết.
Người đồng hành
Chắc bạn biết không gian là gì. Có không gian trong căn phòng này. Khoảng cách giữa nơi này và nhà trọ, giữa cây cầu và nhà bạn, giữa bờ sông bên này và bên kia – tất cả đó là không gian. Và bây giờ, phải chăng cũng có không gian trong trí não bạn? Hay trí não bị nhồi nhét đến mức, trong đó, không còn chút không gian nào? Nếu trí não bạn có không gian, có khoảng trống thì trong đó có sự tịch lặng, và sự tịch lặng này, mọi vật khác sẽ hiện đến, bởi vì lúc đó bạn mới có thể nghe, bạn mới có thể chú tâm mà tuyệt dứt đối kháng. Thế nên, điều cực kỳ quan trọng là trong trí não phải có không gian, có khoảng trống. Nếu trí não không bị nhồi nhét quá mức, không bị triền miên chiếm cứ bận rộn, lúc đó, nó mới có thể nghe tiến chó sủa, tiếng tàu hỏa chạy qua cầu ở xa, cũng như tri giác trọn vẹn những điều đang được trình bày ở đây. Bấy giờ, trí não mới là vật sống chứ không phải là vật chết.
Người đồng hành
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
TÍNH SÁNG TẠO KHÔNG TÊN
TÍNH SÁNG TẠO KHÔNG TÊN
Bạn có bao giờ nghĩ đến điều đó chưa? Ta muốn có tên tuổi như một nhà văn, một thi sĩ, một học sĩ, chính trị gia, như một ca sĩ hay gì đó tùy bạn. Tại sao? Bởi vì ta không yêu thích việc ta làm. Nếu bạn yêu ca hát hay vẽ tranh hoặc làm thơ – nếu bạn thực sự yêu – bạn sẽ không quan tâm bạn có nổi danh hay không, nổi tiếng là muốn phô trương, thật là quá tầm thường, nhưng bởi vì ta không ưa thích việc mình làm nên ta mới thổi phồng mình lên bằng danh tiếng. Giáo dục của ta hoàn toàn thối tha vì người ta dạy ta yêu thích sự thành công chứ không dạy ta yêu thích việc mình làm. Thành quả đã trở nên quan trọng hơn chính hành động.
Bạn biết không, giấu biệt tài năng của mình vào một xó xỉnh nào đó, sống đời vô danh, yêu thích việc mình làm thay vì phô trương mới là sống tốt, sống khôn ngoan. Vui với cuộc sống không tên mới đúng là sống hay, sống đúng. Sống như thế không làm cho bạn nổi tiếng, hình ảnh bạn không xuất hiện trên báo chí. Các chính khách không đến ngõ nhà bạn. Bạn đúng là con người sáng tạo sống vô danh, sung mãn và cực kỳ đẹp.
Người đồng hành
Bạn có bao giờ nghĩ đến điều đó chưa? Ta muốn có tên tuổi như một nhà văn, một thi sĩ, một học sĩ, chính trị gia, như một ca sĩ hay gì đó tùy bạn. Tại sao? Bởi vì ta không yêu thích việc ta làm. Nếu bạn yêu ca hát hay vẽ tranh hoặc làm thơ – nếu bạn thực sự yêu – bạn sẽ không quan tâm bạn có nổi danh hay không, nổi tiếng là muốn phô trương, thật là quá tầm thường, nhưng bởi vì ta không ưa thích việc mình làm nên ta mới thổi phồng mình lên bằng danh tiếng. Giáo dục của ta hoàn toàn thối tha vì người ta dạy ta yêu thích sự thành công chứ không dạy ta yêu thích việc mình làm. Thành quả đã trở nên quan trọng hơn chính hành động.
Bạn biết không, giấu biệt tài năng của mình vào một xó xỉnh nào đó, sống đời vô danh, yêu thích việc mình làm thay vì phô trương mới là sống tốt, sống khôn ngoan. Vui với cuộc sống không tên mới đúng là sống hay, sống đúng. Sống như thế không làm cho bạn nổi tiếng, hình ảnh bạn không xuất hiện trên báo chí. Các chính khách không đến ngõ nhà bạn. Bạn đúng là con người sáng tạo sống vô danh, sung mãn và cực kỳ đẹp.
Người đồng hành
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011
SỐNG CẢ BỐN MÙA TRONG MỘT NGÀY
SỐNG CẢ BỐN MÙA TRONG MỘT NGÀY
Luôn luôn mới lại, luôn luôn sống lại không phải là thiết yếu sao? Nếu hiện tại bị trĩu nặng bởi kinh nghiệm của ngày qua, của quá khứ thì không thể mới lại. Mới lại không phải là động thái của sống và chết; nó vượt lên trên những cái đối nghịch. Chỉ có thoát khỏi động thái tích tập của ký ức mới mới-lại được và chỉ trong hiện tại mới thấu hiểu.
Trí não chỉ có thể thấu hiểu hiện tại khi nó không còn so sánh, phán đoán, muốn thay đổi hoặc lên án hiện tại mà không thấu hiểu rằng, chính hiện tại nối tiếp sự sống cho quá khứ. Thấy hình ảnh của quá khứ phản chiếu trong gương soi của hiện tại mà không bóp méo, làm biến dạng hình ảnh đó mới là sống mới lại.
Nếu bạn đã sống trọn vẹn, sống đầy đủ một kinh nghiệm, bạn không thấy kinh nghiệm đó không còn lưu lại dấu vết nào sau đó sao? Chỉ khi nào bạn sống thiếu sót những kinh nghiệm, chúng mới lưu lại dấu vết khiến cho cái ký ức qui-ngã sống tiếp tục. Ta xem hiện tại như phương tiện dẫn đến mục đích, vì thế hiện tại mất đi cái nghĩa lý mênh mông của nó. Hiện tại là vĩnh hằng. Làm sao một trí não, sản phẩm do tạo tác, do kết tập hình thành, có thể hiểu cái không do kết tập, cái vượt ngoài mọi giá trị, cái vĩnh hằng?
Mỗi kinh nghiệm diễn ra, hãy sống trọn và sống sâu; hãy nghĩ nó một cách rộng và sâu, hãy tri giác cái vui và khổ chứa trong đó, những động thái phán đoán và bám chấp của bạn. Chỉ khi nào kinh nghiệm đã được sống trọn thì mới sống mới lại. Ta phải đủ bản lĩnh sống cả bốn mùa trong một ngày; tri giác sắc bén, kinh nghiệm, thấu hiểu và thoát khỏi mọi động thái tích tập trong từng ngày .
Người đồng hành
Luôn luôn mới lại, luôn luôn sống lại không phải là thiết yếu sao? Nếu hiện tại bị trĩu nặng bởi kinh nghiệm của ngày qua, của quá khứ thì không thể mới lại. Mới lại không phải là động thái của sống và chết; nó vượt lên trên những cái đối nghịch. Chỉ có thoát khỏi động thái tích tập của ký ức mới mới-lại được và chỉ trong hiện tại mới thấu hiểu.
Trí não chỉ có thể thấu hiểu hiện tại khi nó không còn so sánh, phán đoán, muốn thay đổi hoặc lên án hiện tại mà không thấu hiểu rằng, chính hiện tại nối tiếp sự sống cho quá khứ. Thấy hình ảnh của quá khứ phản chiếu trong gương soi của hiện tại mà không bóp méo, làm biến dạng hình ảnh đó mới là sống mới lại.
Nếu bạn đã sống trọn vẹn, sống đầy đủ một kinh nghiệm, bạn không thấy kinh nghiệm đó không còn lưu lại dấu vết nào sau đó sao? Chỉ khi nào bạn sống thiếu sót những kinh nghiệm, chúng mới lưu lại dấu vết khiến cho cái ký ức qui-ngã sống tiếp tục. Ta xem hiện tại như phương tiện dẫn đến mục đích, vì thế hiện tại mất đi cái nghĩa lý mênh mông của nó. Hiện tại là vĩnh hằng. Làm sao một trí não, sản phẩm do tạo tác, do kết tập hình thành, có thể hiểu cái không do kết tập, cái vượt ngoài mọi giá trị, cái vĩnh hằng?
Mỗi kinh nghiệm diễn ra, hãy sống trọn và sống sâu; hãy nghĩ nó một cách rộng và sâu, hãy tri giác cái vui và khổ chứa trong đó, những động thái phán đoán và bám chấp của bạn. Chỉ khi nào kinh nghiệm đã được sống trọn thì mới sống mới lại. Ta phải đủ bản lĩnh sống cả bốn mùa trong một ngày; tri giác sắc bén, kinh nghiệm, thấu hiểu và thoát khỏi mọi động thái tích tập trong từng ngày .
Người đồng hành
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011
GIÁC NGỘ TỨC THỜI
GIÁC NGỘ TỨC THỜI
Theo tôi, chỉ duy có giác - tức là thấy tức thời một điều nào đó như là giả hoặc chân. Giác tức thời cái giả và cái chân, cái ảo và cái thực là yếu tố chủ chốt – chứ không phải lý trí với lý luận xảo quyệt, những tri thức và những thỏa hiệp của nó. Sự ngộ này chắc phải thỉnh thoảng đã xảy đến với bạn khi bạn thấy tức thời về một sự vật nào đó – chẳng hạn sự thật rằng bạn không thể tùy thuộc vào bất cứ gì. Đó là giác, là ngộ là thấy tức thời sự vật không qua phân tích, lý luận hoặc qua bất cứ vật thể gì do lý trí tạo tác nhằm trì hoãn giác ngộ. Giác ngộ hoàn toàn khác biệt với trực giác, vốn chỉ là một danh từ được dùng một cách dễ dãi và không có thực chất.
Theo tôi chỉ duy có cái giác này – giác tức thời – không lý luận, không tính toán, không cân nhắc, không phân tích, giác thẳng; có thể bạn có một trí não sắc bén, lành mạnh trong lý luận, nhưng một trí não hạn chế, lý luận và phân tích, không thể ngộ sự thật hay chân lý.
Khi trong bạn đã tự thông suốt, bạn sẽ hiểu tại sao bạn bị tùy thuộc, tại sao dính dáng vào và nếu tiến xa hơn, bạn sẽ thấy có sự nô lệ, mất tự do giải thoát, thiếu tư cách làm người bởi sự tùy thuộc, nô lệ ấy. Khi bạn giác ngộ tức thời mọi sự thể ấy, bạn tự do giải thoát, bạn không cần cố gắng để tự do. Vì thế giác là chủ yếu.
Người đồng hành
Theo tôi, chỉ duy có giác - tức là thấy tức thời một điều nào đó như là giả hoặc chân. Giác tức thời cái giả và cái chân, cái ảo và cái thực là yếu tố chủ chốt – chứ không phải lý trí với lý luận xảo quyệt, những tri thức và những thỏa hiệp của nó. Sự ngộ này chắc phải thỉnh thoảng đã xảy đến với bạn khi bạn thấy tức thời về một sự vật nào đó – chẳng hạn sự thật rằng bạn không thể tùy thuộc vào bất cứ gì. Đó là giác, là ngộ là thấy tức thời sự vật không qua phân tích, lý luận hoặc qua bất cứ vật thể gì do lý trí tạo tác nhằm trì hoãn giác ngộ. Giác ngộ hoàn toàn khác biệt với trực giác, vốn chỉ là một danh từ được dùng một cách dễ dãi và không có thực chất.
Theo tôi chỉ duy có cái giác này – giác tức thời – không lý luận, không tính toán, không cân nhắc, không phân tích, giác thẳng; có thể bạn có một trí não sắc bén, lành mạnh trong lý luận, nhưng một trí não hạn chế, lý luận và phân tích, không thể ngộ sự thật hay chân lý.
Khi trong bạn đã tự thông suốt, bạn sẽ hiểu tại sao bạn bị tùy thuộc, tại sao dính dáng vào và nếu tiến xa hơn, bạn sẽ thấy có sự nô lệ, mất tự do giải thoát, thiếu tư cách làm người bởi sự tùy thuộc, nô lệ ấy. Khi bạn giác ngộ tức thời mọi sự thể ấy, bạn tự do giải thoát, bạn không cần cố gắng để tự do. Vì thế giác là chủ yếu.
Người đồng hành
Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011
NHÌN THẤU SUỐT
NHÌN THẤU SUỐT
Một tâm trí yên lặng mà rất cảnh giác, quan sát là một ân sủng; nó như quả đất, giàu có với khả năng vô tận. Chỉ khi nào có một tâm trí như thế, không so sánh, không kết án thì mới có thể hiện hữu sự phong phú vô lượng.
Đừng để khói của sự vụn vặt làm bạn tàn lụi và hãy để lửa bốc lên. Bạn phải tiếp tục đi, lao tới hũy cho sạch, chớ bắt rễ Đừng để bất cứ vấn đề nào bắt rễ, hãy chấm dứt nó ngay và mỗi sớm mai thức dậy tươi mát, trẻ trung và thơ ngây.
Hãy khôn ngoan và minh bạch về sức khỏe của mình, đừng để xúc động và tình cảm gây trở ngại cho sức khỏe hoặc làm giảm thiểu hành động của bạn. Có quá nhiều ảnh hưởng và sức ép liên tục uốn nắn tâm trí và con tim, hãy nhận biết chúng, chặt phăng chúng đừng làm tên nô lệ cho chúng- làm một tên nô lệ là xoàng xĩnh. Hãy tỉnh thức, rực cháy.
Hãy đối mặt sợ hãi, mời mọc nó; đừng để nó thình lình ập xuống bạn mà là hãy liên tục đối mặt với nó; theo đuổi nó một cách chuyên cần và kiên định. Hy vọng bạn bình an và không bị sợ hãi về mọi sự đó, nó có thể chữa trị được và chúng ta sẽ theo dõi nó. Đừng để nó làm bạn sợ hãi.
Sâu sắc, hướng nội, có lẽ làm chậm dần trạng thái héo úa; bạn có thể không ý thức hoặc đang ý thức hoặc đang lơ là cái đó. Cơn sóng sa đọa thì luôn luôn ở trên chóp của chúng ta, bất kể người ấy là ai. Hãy vươn tới nó, gặp gỡ nó mà không phản ứng và hành động thoát ra khỏi nó thì đòi hỏi năng lượng lớn lao. Năng lượng chỉ xuất hiện khi không có xung khắc, dù ý thức, vô thức hay rất tỉnh thức.
Đừng để các vấn đề đâm rễ. Hãy nhanh chóng xuyên qua chúng, chặt phăng chúng như cắt ngang miếng bơ. Đừng để chúng lưu dấu, hãy chấm dứt chúng khi chúng phát sinh. Bạn không thể tránh không có các vấn đề nhưng hãy chấm dứt chúng ngay lập tức.
Có một thay đổi dễ thấy nơi bạn- sinh động, mạnh mẽ và sự minh bạch nội tâm sâu xa hơn, hãy giữ nó- hãy để nó hoạt động- hãy cho nó cơ hội tuôn trào dữ dội và sâu xa. Dù bất cứ điều gì xãy ra, đừng để mình héo úa vì hoàn cảnh, vì gia đình, vì tình trạng thể chất của mình. Hãy ăn uống cách riêng, tập thể dục và đừng trở nên buông thả. Đang đến một trạng thái nhất định, hãy tiếp tục, đừng dừng tại đó hoặc bạn đi tới trước hoặc đi giật lùi. Bạn có thể bị động. Bạn cởi lên ngọn sóng nội tâm đã rất nhiều năm, khi lùi xa , khi tiến vào, nhưng lúc này, từ chuyển động nội tâm đó, bạn phải đi xa- gặp gỡ người đời hơn- hãy trãi rộng đời mình.
Hoàn thành một số lượng lớn lao về quán tưởng và được khỏe mạnh Tôi hy vọng bạn cũng đang làm điều ấy- bắt đầu bằng việc nhận biết từng ý nghĩ- cảm xúc- suốt ngày, các thần kinh và óc não. Rồi trở nên yên lặng, tỉnh lặng đây là cái không thể thực hiện bằng kiếm soát- kế đó thật sự bắt đầu quán tưởng. hãy làm điều đó với sự cẩn trọng.
Dù xãy ra bất cứ điều gì, chớ để thể xác uốn nắn bản tính của tâm trí. Hãy nhận biết thể xác, ăn hợp cách, hãy ở một mình vài giờ trong một ngày - đừng lùi bước và đừng là tên nô lệ cho hoàn cảnh. Hãy mãnh liệt hãy tỉnh thức.
Người đồng hành
Một tâm trí yên lặng mà rất cảnh giác, quan sát là một ân sủng; nó như quả đất, giàu có với khả năng vô tận. Chỉ khi nào có một tâm trí như thế, không so sánh, không kết án thì mới có thể hiện hữu sự phong phú vô lượng.
Đừng để khói của sự vụn vặt làm bạn tàn lụi và hãy để lửa bốc lên. Bạn phải tiếp tục đi, lao tới hũy cho sạch, chớ bắt rễ Đừng để bất cứ vấn đề nào bắt rễ, hãy chấm dứt nó ngay và mỗi sớm mai thức dậy tươi mát, trẻ trung và thơ ngây.
Hãy khôn ngoan và minh bạch về sức khỏe của mình, đừng để xúc động và tình cảm gây trở ngại cho sức khỏe hoặc làm giảm thiểu hành động của bạn. Có quá nhiều ảnh hưởng và sức ép liên tục uốn nắn tâm trí và con tim, hãy nhận biết chúng, chặt phăng chúng đừng làm tên nô lệ cho chúng- làm một tên nô lệ là xoàng xĩnh. Hãy tỉnh thức, rực cháy.
Hãy đối mặt sợ hãi, mời mọc nó; đừng để nó thình lình ập xuống bạn mà là hãy liên tục đối mặt với nó; theo đuổi nó một cách chuyên cần và kiên định. Hy vọng bạn bình an và không bị sợ hãi về mọi sự đó, nó có thể chữa trị được và chúng ta sẽ theo dõi nó. Đừng để nó làm bạn sợ hãi.
Sâu sắc, hướng nội, có lẽ làm chậm dần trạng thái héo úa; bạn có thể không ý thức hoặc đang ý thức hoặc đang lơ là cái đó. Cơn sóng sa đọa thì luôn luôn ở trên chóp của chúng ta, bất kể người ấy là ai. Hãy vươn tới nó, gặp gỡ nó mà không phản ứng và hành động thoát ra khỏi nó thì đòi hỏi năng lượng lớn lao. Năng lượng chỉ xuất hiện khi không có xung khắc, dù ý thức, vô thức hay rất tỉnh thức.
Đừng để các vấn đề đâm rễ. Hãy nhanh chóng xuyên qua chúng, chặt phăng chúng như cắt ngang miếng bơ. Đừng để chúng lưu dấu, hãy chấm dứt chúng khi chúng phát sinh. Bạn không thể tránh không có các vấn đề nhưng hãy chấm dứt chúng ngay lập tức.
Có một thay đổi dễ thấy nơi bạn- sinh động, mạnh mẽ và sự minh bạch nội tâm sâu xa hơn, hãy giữ nó- hãy để nó hoạt động- hãy cho nó cơ hội tuôn trào dữ dội và sâu xa. Dù bất cứ điều gì xãy ra, đừng để mình héo úa vì hoàn cảnh, vì gia đình, vì tình trạng thể chất của mình. Hãy ăn uống cách riêng, tập thể dục và đừng trở nên buông thả. Đang đến một trạng thái nhất định, hãy tiếp tục, đừng dừng tại đó hoặc bạn đi tới trước hoặc đi giật lùi. Bạn có thể bị động. Bạn cởi lên ngọn sóng nội tâm đã rất nhiều năm, khi lùi xa , khi tiến vào, nhưng lúc này, từ chuyển động nội tâm đó, bạn phải đi xa- gặp gỡ người đời hơn- hãy trãi rộng đời mình.
Hoàn thành một số lượng lớn lao về quán tưởng và được khỏe mạnh Tôi hy vọng bạn cũng đang làm điều ấy- bắt đầu bằng việc nhận biết từng ý nghĩ- cảm xúc- suốt ngày, các thần kinh và óc não. Rồi trở nên yên lặng, tỉnh lặng đây là cái không thể thực hiện bằng kiếm soát- kế đó thật sự bắt đầu quán tưởng. hãy làm điều đó với sự cẩn trọng.
Dù xãy ra bất cứ điều gì, chớ để thể xác uốn nắn bản tính của tâm trí. Hãy nhận biết thể xác, ăn hợp cách, hãy ở một mình vài giờ trong một ngày - đừng lùi bước và đừng là tên nô lệ cho hoàn cảnh. Hãy mãnh liệt hãy tỉnh thức.
Người đồng hành
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011
HÃY NHÌN HỌA ĐỒ CỦA ĐAU KHỔ
HÃY NHÌN HỌA ĐỒ CỦA ĐAU KHỔ
Đau khổ thì ở trong khắp mọi nhà, khắp mọi xó xỉnh. Mỗi con người đều có nỗi đau buồn, sầu khổ nhận chìm này, vốn được gây ra bởi rất nhiều biến cố và tai nạn. Đau khổ dường như một lượn sóng vô tận ập đến con người, hầu như dìm chết họ; và sự đáng tiếc của khổ đau sinh ra đắng cay phiền muộn và yếm thế ngạo đời.
Có phải sự đau khổ là cho chồng bạn, cho con bạn hay cho chính bạn, hay vì sự đổ vỡ đứt đoạn trong sự tiếp nối của chính bạn qua chồng, con bạn? Có sự đau khổ của tình cảm tự thương thân xót phận không? Hay có phải có sự khổ đau về quá đầy hứa hẹn mà không thực hiện được trong cái nghĩa thế gian này.
Nếu nó là sự tự cảm thương mình, thì sự tự quan tâm lo lắng về chính mình này, cái yếu tố cô lập trong cuộc sống này – mặc dù vẫn có vẽ bề ngoài của sự tương giao, ắt phải không tránh được gây ra buồn đau, thống khổ. Tiến trình cô lập này, hoạt động từ quan tâm lo lắng cho chính mình trong đời sống hàng ngày này, sự tham vọng này, sự theo đuổi cái tự cho mình là quan trọng của riêng ta này, cái lối sống phân ly chia rẽ này, cho dù ta có ý thức được nó hay không ắt hẳn phải phát sinh ra sự cô đơn mà chúng ta cố gắng trốn chạy khỏi nó bằng nhiều cách khác nhau. Sự thương thân xót phận này là nỗi đau nhức của sự cô đơn, và nỗi đau này được gọi là đau khổ.
Rồi cũng có sự đau khổ vì sự ngu dốt, không phải sự ngu dốt vì thiếu sách vỡ hay kỹ thuật hay vì thiếu kinh nghiệm, nhưng là sự ngu dốt mà chúng ta đã chấp nhận như là thời gian, như là sự tiến hóa, sự tiến hóa từ cái đang là đến cái nên là – sự ngu dốt vốn đã khiến chúng ta chấp nhận quyền lực với tất cả sự bạo hành của nó, sự ngu dốt của sự rập khuôn, thuận tòng tuân phục với những hiểm nguy và đau đớn của nó, sự ngu dốt vì không biết được toàn thể cấu trúc của chính mình. Đây là sự đau khổ mà con người đã gieo rắc khắp bất cứ nơi nào nó đã đi qua.
Vì thế, chúng ta phải rõ ràng sáng tỏ về cái mà chúng ta gọi là đau khổ này – đau khổ vì thương tiếc, vì sự mất mát những gì được cho là tốt lành, có lợi, đáng mong muốn…. đau khổ vì thiếu an toàn, thiếu bảo đảm và sự đòi hỏi không ngừng sự an toàn bảo đảm – cái nào là cái vướng kẹt trong đó? Trừ khi điều này được rõ ràng sáng tỏ, còn thì sẽ không hề có sự chấm dứt đau khổ bao giờ.
Sự sáng tỏ này không phải là sự giải thích có tính cách ngôn từ, nó cũng không phải là kết quả của một sự phân tích khôn ngoan có tính cách trí thức. Bạn phải ý thức được đau khổ của bạn là gì một cách rõ ràng cũng như bạn trở nên ý thức một cách thực tế giác quan khi bạn sờ chạm vào đóa hoa vậy. Không có sự thấu hiểu được toàn thể đường hướng của đau khổ, thì làm thế nào có thể chấm dứt nó được chứ? Bạn có thể trốn tránh nó bằng giải trí, du lịch hay uống rượu – nhưng tất cả những sự trốn tránh dưới bất cứ hình thức nào như vào tình dục…thì cũng đều như nhau thôi, bởi vì chúng không thể giải quyết được vấn đề đau khổ.
Vì thế, bạn đặt xuống bàn họa đồ của đau khổ và theo dõi mọi con đường lớn nhỏ. Nếu bạn để cho thời gian phủ lên bản đồ này, thì thời gian sẽ tăng cường sức bạo tợn của đau khổ thêm mà thôi. Bạn phải nhìn thấy toàn thể họa đồ trong cái đảo mắt – nhìn thấy cái toàn thể và rồi cái chi tiết, chứ không phải cái chi tiết trước rồi mới đến cái toàn thể. Trong việc chấm dứt đau khổ, thời gian bắt buộc phải đi đến sự chấm dứt.
Đau khổ không thể chấm dứt bởi tư tưởng. Khi thời gian ngừng lại, tư tưởng như là cơ vi hành tác của đau khổ sẽ chấm dứt. Chính tư tưởng và thời gian mới chia chẻ và phân biệt và tình yêu không phải là tư tưởng hay thời gian.
Hãy nhìn họa đồ của đau khổ mà không phải với cặp mắt của ký ức. Hãy lắng nghe toàn thể tiếng thì thầm của nó; hãy thuộc về nó vì bạn là cả hai: người quan sát và đối tượng bị quan sát. Rồi thì chỉ khi ấy đau khổ mới chấm dứt được. Không còn con đường nào khác cả.
Người đồng hành
Đau khổ thì ở trong khắp mọi nhà, khắp mọi xó xỉnh. Mỗi con người đều có nỗi đau buồn, sầu khổ nhận chìm này, vốn được gây ra bởi rất nhiều biến cố và tai nạn. Đau khổ dường như một lượn sóng vô tận ập đến con người, hầu như dìm chết họ; và sự đáng tiếc của khổ đau sinh ra đắng cay phiền muộn và yếm thế ngạo đời.
Có phải sự đau khổ là cho chồng bạn, cho con bạn hay cho chính bạn, hay vì sự đổ vỡ đứt đoạn trong sự tiếp nối của chính bạn qua chồng, con bạn? Có sự đau khổ của tình cảm tự thương thân xót phận không? Hay có phải có sự khổ đau về quá đầy hứa hẹn mà không thực hiện được trong cái nghĩa thế gian này.
Nếu nó là sự tự cảm thương mình, thì sự tự quan tâm lo lắng về chính mình này, cái yếu tố cô lập trong cuộc sống này – mặc dù vẫn có vẽ bề ngoài của sự tương giao, ắt phải không tránh được gây ra buồn đau, thống khổ. Tiến trình cô lập này, hoạt động từ quan tâm lo lắng cho chính mình trong đời sống hàng ngày này, sự tham vọng này, sự theo đuổi cái tự cho mình là quan trọng của riêng ta này, cái lối sống phân ly chia rẽ này, cho dù ta có ý thức được nó hay không ắt hẳn phải phát sinh ra sự cô đơn mà chúng ta cố gắng trốn chạy khỏi nó bằng nhiều cách khác nhau. Sự thương thân xót phận này là nỗi đau nhức của sự cô đơn, và nỗi đau này được gọi là đau khổ.
Rồi cũng có sự đau khổ vì sự ngu dốt, không phải sự ngu dốt vì thiếu sách vỡ hay kỹ thuật hay vì thiếu kinh nghiệm, nhưng là sự ngu dốt mà chúng ta đã chấp nhận như là thời gian, như là sự tiến hóa, sự tiến hóa từ cái đang là đến cái nên là – sự ngu dốt vốn đã khiến chúng ta chấp nhận quyền lực với tất cả sự bạo hành của nó, sự ngu dốt của sự rập khuôn, thuận tòng tuân phục với những hiểm nguy và đau đớn của nó, sự ngu dốt vì không biết được toàn thể cấu trúc của chính mình. Đây là sự đau khổ mà con người đã gieo rắc khắp bất cứ nơi nào nó đã đi qua.
Vì thế, chúng ta phải rõ ràng sáng tỏ về cái mà chúng ta gọi là đau khổ này – đau khổ vì thương tiếc, vì sự mất mát những gì được cho là tốt lành, có lợi, đáng mong muốn…. đau khổ vì thiếu an toàn, thiếu bảo đảm và sự đòi hỏi không ngừng sự an toàn bảo đảm – cái nào là cái vướng kẹt trong đó? Trừ khi điều này được rõ ràng sáng tỏ, còn thì sẽ không hề có sự chấm dứt đau khổ bao giờ.
Sự sáng tỏ này không phải là sự giải thích có tính cách ngôn từ, nó cũng không phải là kết quả của một sự phân tích khôn ngoan có tính cách trí thức. Bạn phải ý thức được đau khổ của bạn là gì một cách rõ ràng cũng như bạn trở nên ý thức một cách thực tế giác quan khi bạn sờ chạm vào đóa hoa vậy. Không có sự thấu hiểu được toàn thể đường hướng của đau khổ, thì làm thế nào có thể chấm dứt nó được chứ? Bạn có thể trốn tránh nó bằng giải trí, du lịch hay uống rượu – nhưng tất cả những sự trốn tránh dưới bất cứ hình thức nào như vào tình dục…thì cũng đều như nhau thôi, bởi vì chúng không thể giải quyết được vấn đề đau khổ.
Vì thế, bạn đặt xuống bàn họa đồ của đau khổ và theo dõi mọi con đường lớn nhỏ. Nếu bạn để cho thời gian phủ lên bản đồ này, thì thời gian sẽ tăng cường sức bạo tợn của đau khổ thêm mà thôi. Bạn phải nhìn thấy toàn thể họa đồ trong cái đảo mắt – nhìn thấy cái toàn thể và rồi cái chi tiết, chứ không phải cái chi tiết trước rồi mới đến cái toàn thể. Trong việc chấm dứt đau khổ, thời gian bắt buộc phải đi đến sự chấm dứt.
Đau khổ không thể chấm dứt bởi tư tưởng. Khi thời gian ngừng lại, tư tưởng như là cơ vi hành tác của đau khổ sẽ chấm dứt. Chính tư tưởng và thời gian mới chia chẻ và phân biệt và tình yêu không phải là tư tưởng hay thời gian.
Hãy nhìn họa đồ của đau khổ mà không phải với cặp mắt của ký ức. Hãy lắng nghe toàn thể tiếng thì thầm của nó; hãy thuộc về nó vì bạn là cả hai: người quan sát và đối tượng bị quan sát. Rồi thì chỉ khi ấy đau khổ mới chấm dứt được. Không còn con đường nào khác cả.
Người đồng hành
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011
CHẤM DỨT ĐAU KHỔ
CHẤM DỨT ĐAU KHỔ
Nếu bạn được chỉ dẫn cách chấm dứt đau đớn thì liệu nỗi đau đớn có chấm dứt không ? Bạn có thể học kỹ thuật chấm dứt đau đớn , về thể xác hoặc về tâm lý, nhưng ngay trong diễn tiến chấm dứt một nỗi đau cá biệt này thì đang hình thành một nỗi đau mới.
Vậy vấn đề là gì? Chắc vấn đề không phải làm thế nào chấm dứt sự đau đớn. Các bạn chớ tham lam, chớ tham vọng, chớ tin ai, hãy giải thoát tâm trí khỏi toàn bộ khát vọng an toàn, hãy sống hoàn toàn bất định…v.v, nhưng đó chỉ là lời nói. Vấn đề là bạn trực tiếp nếm trải trạng thái hoàn toàn bất định, không có cảm giác an toàn nào, và chỉ có được điều đó nếu bạn am hiểu toàn bộ diễn tiến suy nghĩ của bạn, hoặc nếu bạn có thể lắng nghe với toàn bộ con người bạn, hoàn toàn chú ý mà không đề kháng.
Để chấm dứt khổ não, đau đớn, người ta hoặc phải am hiểu những cung cách của tâm trí của dục vọng, ước muốn chọn lựa, hoàn toàn đi sâu vào đó; hoặc lắng nghe để khám phá chân lý. Không thể tìm ra chân lý chừng nào trong tâm trí có một điểm đang chuyển động tới một điểm khác, nghĩa là, chừng nào tâm trí còn tìm kiếm sự an toàn trong bất cứ hình thức nào thì chừng đó sẽ không bao giờ thoát khỏi sự đau đớn. An toàn là tùy thuộc và tâm trí đang tùy thuộc thì không có tình yêu, không đi qua toàn bộ diễn tiến xem xét, quan sát và nhận biết, chỉ lắng nghe thực tế thôi cũng đã được giải thoát khỏi sự đau đớn. Nhưng chúng ta không làm, chúng ta không nhìn, chúng ta không quan sát để tìm ra cái là chân lý, chúng ta không lắng nghe thực tế bằng toàn bộ con người mình, không diễn dịch không làm méo mó hoặc không lý giải nó. Nghĩa là, chúng ta không theo đuổi sự tự biết mình là cái đưa tới sự chấm dứt nỗi đau đớn, chúng ta cũng không chỉ quan sát thực tế thôi mà không có hành động xuyên tạc, như nhìn mặt mình trong gương. Tất cả những gì chúng ta muốn là muốn biết cách chấm dứt đau đớn, chúng ta muốn có một công thức tiền chế và bằng công thức ấy chúng ta kết liễu sự đau đớn, nghĩa là chúng ta lười biến, thiếu nghị lực phi thường là cái cần thiết để theo đuổi việc am hiểu bãn ngã mình - hiểu thật sự con người cuẩ mình trong sự giao tiếp với người khác, với lý tưởng, với vạn vật thì lúc đó chấm dứt được sự đau đớn.
Người đồng hành
Nếu bạn được chỉ dẫn cách chấm dứt đau đớn thì liệu nỗi đau đớn có chấm dứt không ? Bạn có thể học kỹ thuật chấm dứt đau đớn , về thể xác hoặc về tâm lý, nhưng ngay trong diễn tiến chấm dứt một nỗi đau cá biệt này thì đang hình thành một nỗi đau mới.
Vậy vấn đề là gì? Chắc vấn đề không phải làm thế nào chấm dứt sự đau đớn. Các bạn chớ tham lam, chớ tham vọng, chớ tin ai, hãy giải thoát tâm trí khỏi toàn bộ khát vọng an toàn, hãy sống hoàn toàn bất định…v.v, nhưng đó chỉ là lời nói. Vấn đề là bạn trực tiếp nếm trải trạng thái hoàn toàn bất định, không có cảm giác an toàn nào, và chỉ có được điều đó nếu bạn am hiểu toàn bộ diễn tiến suy nghĩ của bạn, hoặc nếu bạn có thể lắng nghe với toàn bộ con người bạn, hoàn toàn chú ý mà không đề kháng.
Để chấm dứt khổ não, đau đớn, người ta hoặc phải am hiểu những cung cách của tâm trí của dục vọng, ước muốn chọn lựa, hoàn toàn đi sâu vào đó; hoặc lắng nghe để khám phá chân lý. Không thể tìm ra chân lý chừng nào trong tâm trí có một điểm đang chuyển động tới một điểm khác, nghĩa là, chừng nào tâm trí còn tìm kiếm sự an toàn trong bất cứ hình thức nào thì chừng đó sẽ không bao giờ thoát khỏi sự đau đớn. An toàn là tùy thuộc và tâm trí đang tùy thuộc thì không có tình yêu, không đi qua toàn bộ diễn tiến xem xét, quan sát và nhận biết, chỉ lắng nghe thực tế thôi cũng đã được giải thoát khỏi sự đau đớn. Nhưng chúng ta không làm, chúng ta không nhìn, chúng ta không quan sát để tìm ra cái là chân lý, chúng ta không lắng nghe thực tế bằng toàn bộ con người mình, không diễn dịch không làm méo mó hoặc không lý giải nó. Nghĩa là, chúng ta không theo đuổi sự tự biết mình là cái đưa tới sự chấm dứt nỗi đau đớn, chúng ta cũng không chỉ quan sát thực tế thôi mà không có hành động xuyên tạc, như nhìn mặt mình trong gương. Tất cả những gì chúng ta muốn là muốn biết cách chấm dứt đau đớn, chúng ta muốn có một công thức tiền chế và bằng công thức ấy chúng ta kết liễu sự đau đớn, nghĩa là chúng ta lười biến, thiếu nghị lực phi thường là cái cần thiết để theo đuổi việc am hiểu bãn ngã mình - hiểu thật sự con người cuẩ mình trong sự giao tiếp với người khác, với lý tưởng, với vạn vật thì lúc đó chấm dứt được sự đau đớn.
Người đồng hành
Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011
CÓ CẦN THIẾT PHẢI ĐAU KHỔ KHÔNG
CÓ CẦN THIẾT PHẢI ĐAU KHỔ KHÔNG
Đau khổ thật là thiên hình vạn trạng, phức tạp và ở nhiều mức độ khác nhau. Mọi người chúng ta biết điều đó. Ta biết rất rõ điều đó và đeo mang gánh nặng đó suốt cuộc đời, cụ thể từ lúc sinh ra đến lúc rã tan thây dưới mộ sâu.
Nếu ta nói rằng đó là điều không thể tránh thì không còn nói năng chi nữa; nếu bạn chấp nhận đau khổ thì bạn không còn đi sâu vào đau khổ để khám phá nữa. Bạn đã tự phong bế mọi khám phá, nếu bạn lẫn tránh đau khổ bạn cũng đã phong bế. Bạn có thể lẫn tránh vào một người đàn ông hay đàn bà, vào rượu, vào giải trí, vào quyền lực dưới mọi hình thái khác biệt, địa vị, uy thế hoặc đầu óc nói năng làm xàm không ra gì. Bấy giờ, sự lẫn tránh cúa bạn trở nên cực kỳ quan trọng, những đối tượng nhờ đó bạn bay bổng có tầm quan trọng khổng lồ. Vậy là bạn cũng tự phong bế trước đau khổ, trước phiền não và đó là việc mà đa số chúng ta đã làm. Bây giờ, liệu ta có thể chấm dứt lẩn tránh bất kỳ dưới dạng nào và trở lại ngồi cùng đau khổ không?... Có nghĩa là không tìm cách để giải quyết đau khổ. Có cái đau sinh lý, ở thân – đau răng, đau bụng, giải phẩu, tai nạn, đủ thứ hình thái đau khổ của thân, từng nỗi đau có giải pháp riêng. Cũng có sự sợ hãi về một nỗi đau ở tương lai khiến sinh khổ. Đau khổ có liên hệ gần gũi với sợ hãi và không hiểu hai yếu tố chính này trong cuộc sống, ta sẽ không bao giờ hiểu được thương yêu là gì. Một trí não hiểu biết thế nào là yêu thương, là từ ái, tất phải hiểu thế nào là sợ hãi và đau khổ.
Người đồng hành
Đau khổ thật là thiên hình vạn trạng, phức tạp và ở nhiều mức độ khác nhau. Mọi người chúng ta biết điều đó. Ta biết rất rõ điều đó và đeo mang gánh nặng đó suốt cuộc đời, cụ thể từ lúc sinh ra đến lúc rã tan thây dưới mộ sâu.
Nếu ta nói rằng đó là điều không thể tránh thì không còn nói năng chi nữa; nếu bạn chấp nhận đau khổ thì bạn không còn đi sâu vào đau khổ để khám phá nữa. Bạn đã tự phong bế mọi khám phá, nếu bạn lẫn tránh đau khổ bạn cũng đã phong bế. Bạn có thể lẫn tránh vào một người đàn ông hay đàn bà, vào rượu, vào giải trí, vào quyền lực dưới mọi hình thái khác biệt, địa vị, uy thế hoặc đầu óc nói năng làm xàm không ra gì. Bấy giờ, sự lẫn tránh cúa bạn trở nên cực kỳ quan trọng, những đối tượng nhờ đó bạn bay bổng có tầm quan trọng khổng lồ. Vậy là bạn cũng tự phong bế trước đau khổ, trước phiền não và đó là việc mà đa số chúng ta đã làm. Bây giờ, liệu ta có thể chấm dứt lẩn tránh bất kỳ dưới dạng nào và trở lại ngồi cùng đau khổ không?... Có nghĩa là không tìm cách để giải quyết đau khổ. Có cái đau sinh lý, ở thân – đau răng, đau bụng, giải phẩu, tai nạn, đủ thứ hình thái đau khổ của thân, từng nỗi đau có giải pháp riêng. Cũng có sự sợ hãi về một nỗi đau ở tương lai khiến sinh khổ. Đau khổ có liên hệ gần gũi với sợ hãi và không hiểu hai yếu tố chính này trong cuộc sống, ta sẽ không bao giờ hiểu được thương yêu là gì. Một trí não hiểu biết thế nào là yêu thương, là từ ái, tất phải hiểu thế nào là sợ hãi và đau khổ.
Người đồng hành
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011
CHẤM DỨT PHIỀN NÃO
CHẤM DỨT PHIỀN NÃO
Nếu bạn theo con đường dốc đi xuống, bạn sẽ thấy cảnh huy hoàng của thiên nhiên, vẻ đẹp kỳ diệu của những cánh đồng xanh và bầu trời cao rộng mênh mông cùng tiếng trẻ con cười đùa. Nhưng mặc cho tất cả mọi cảnh vật ấy, phiền não vẫn bàng bạc khắp nơi. Có nỗi đau của bà mẹ sinh con; nỗi khổ trong chết chóc; phiền muộn vì hoài mong điều không bao giờ đến; có nỗi khổ khi một quốc gia bị sụp đổ, yếu kém và nỗi khổ vì hư hoại, không chỉ trong cộng đồng mà cả trong từng cá nhân. Phiền não ngay trong ngôi nhà của bạn, nếu bạn chịu nhìn sâu một chút – khổ vì không có khả năng thực hiện, khổ vì chính sự bất lực và nhỏ nhen của mình cùng những nỗi ẩn sâu trong vô thức.
Trong cuộc sống cũng có tiếng cười. Tiếng cười thật là dễ thương – cười không có lý do, vui không có nguyên nhân, yêu không cần đáp trả. Nhưng đối với ta, cười được như thế thật là hiếm. Ta sống nặng trĩu với những phiền não, cuộc sống của ta là một chuỗi dài bất tận những khốn cùng và đấu tranh, là một tiến trình phân rã liên tục và hầu hết chúng ta đều không bao giờ biết yêu thương hết lòng…
Ta muốn tìm một giải pháp, một phương cách nào đó giải quyết gánh nặng này của cuộc sống nhưng lại không bao giờ chịu nhìn ngay vào phiền não. Ta luôn tìm cách lẫn trốn qua những câu chuyện hoang đường đầy huyền hoặc, qua những hình ảnh biểu tượng, qua biện luận; ta hy vọng tránh thoát gánh nặng này, cưỡi lên sóng gió phiền não mà đi.
Phiền não có chổ chấm dứt, nhưng sự chấm dứt ấy không đến từ bất kỳ phương pháp nào. Chỉ khi nào giác ngộ cái đang là, cái hiện tiền mới không còn phiền não.
Người đồng hành
Nếu bạn theo con đường dốc đi xuống, bạn sẽ thấy cảnh huy hoàng của thiên nhiên, vẻ đẹp kỳ diệu của những cánh đồng xanh và bầu trời cao rộng mênh mông cùng tiếng trẻ con cười đùa. Nhưng mặc cho tất cả mọi cảnh vật ấy, phiền não vẫn bàng bạc khắp nơi. Có nỗi đau của bà mẹ sinh con; nỗi khổ trong chết chóc; phiền muộn vì hoài mong điều không bao giờ đến; có nỗi khổ khi một quốc gia bị sụp đổ, yếu kém và nỗi khổ vì hư hoại, không chỉ trong cộng đồng mà cả trong từng cá nhân. Phiền não ngay trong ngôi nhà của bạn, nếu bạn chịu nhìn sâu một chút – khổ vì không có khả năng thực hiện, khổ vì chính sự bất lực và nhỏ nhen của mình cùng những nỗi ẩn sâu trong vô thức.
Trong cuộc sống cũng có tiếng cười. Tiếng cười thật là dễ thương – cười không có lý do, vui không có nguyên nhân, yêu không cần đáp trả. Nhưng đối với ta, cười được như thế thật là hiếm. Ta sống nặng trĩu với những phiền não, cuộc sống của ta là một chuỗi dài bất tận những khốn cùng và đấu tranh, là một tiến trình phân rã liên tục và hầu hết chúng ta đều không bao giờ biết yêu thương hết lòng…
Ta muốn tìm một giải pháp, một phương cách nào đó giải quyết gánh nặng này của cuộc sống nhưng lại không bao giờ chịu nhìn ngay vào phiền não. Ta luôn tìm cách lẫn trốn qua những câu chuyện hoang đường đầy huyền hoặc, qua những hình ảnh biểu tượng, qua biện luận; ta hy vọng tránh thoát gánh nặng này, cưỡi lên sóng gió phiền não mà đi.
Phiền não có chổ chấm dứt, nhưng sự chấm dứt ấy không đến từ bất kỳ phương pháp nào. Chỉ khi nào giác ngộ cái đang là, cái hiện tiền mới không còn phiền não.
Người đồng hành
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011
PHIỀN NÃO Ở BÌNH DIỆN Ý THỨC VÀ PHIỀN NÃO VÔ THỨC
PHIỀN NÃO Ở BÌNH DIỆN Ý THỨC
VÀ PHIỀN NÃO VÔ THỨC
Phiền não là… đau khổ, bất an, cảm nhận cô độc hoàn toàn. Có thứ phiền não do chết chóc, do không thành đạt, không được nhìn nhận, phiền não vì yêu và không được yêu. Có vô số hình thái phiền não và theo tôi, không thấu hiểu phiền não thì không chám dứt được xung đột, khốn cùng, khổ sai thường nhật do sa đọa và hư hoại.
Có thứ phiền não ý thức được và cũng có thứ phiền não vô thức, loại này hình như không có căn cơ, không có nguyên nhân trực tiếp. Phần đông chúng ta biết thứ phiền não ý thức được này và ta cũng biết cách xử lý nó. Hoặc lẩn tránh nó qua những tin tưởng trong tôn giáo hoặc ta luận giải hoặc dùng ma dược, về mặt lý trí hay sinh lý hoặc làm rối vì từ ngữ, chữ nghĩa hoặc bằng đủ thứ giải trí hời hợt. Ta đã làm tất cả mọi điều ngu ngốc ấy, nhưng vẫn không sao thoát được phiền não ý thức được này.
Có thứ phiền não vô thức ta thừa kế được từ nhiều ngàn năm trước. Con người luôn luôn tìm cách vượt thoát cái vật kỳ lạ được gọi là phiền não, đau khổ, khốn cùng; tuy nhiên ngay khi ta ý thức trên bề mặt mình hạnh phúc và có được tất cả điều ta muốn, tận dưới đáy sâu của vô thức, vẫn còn đó gốc rễ của phiền não. Vì vậy khi ta nói chấm dứt phiền não, ta ngụ ý là chấm dứt tất cả phiền não ý thức cũng như vô thức.
Và để chấm dứt phiền não, ta cần phải có một trí não cực kỳ trong sáng, cực kỳ đơn giản. Đơn giản không phải là một ý niệm. Sống đơn giản đòi hỏi trí tuệ lớn và tính nhạy cảm cao .
Người đồng hành
VÀ PHIỀN NÃO VÔ THỨC
Phiền não là… đau khổ, bất an, cảm nhận cô độc hoàn toàn. Có thứ phiền não do chết chóc, do không thành đạt, không được nhìn nhận, phiền não vì yêu và không được yêu. Có vô số hình thái phiền não và theo tôi, không thấu hiểu phiền não thì không chám dứt được xung đột, khốn cùng, khổ sai thường nhật do sa đọa và hư hoại.
Có thứ phiền não ý thức được và cũng có thứ phiền não vô thức, loại này hình như không có căn cơ, không có nguyên nhân trực tiếp. Phần đông chúng ta biết thứ phiền não ý thức được này và ta cũng biết cách xử lý nó. Hoặc lẩn tránh nó qua những tin tưởng trong tôn giáo hoặc ta luận giải hoặc dùng ma dược, về mặt lý trí hay sinh lý hoặc làm rối vì từ ngữ, chữ nghĩa hoặc bằng đủ thứ giải trí hời hợt. Ta đã làm tất cả mọi điều ngu ngốc ấy, nhưng vẫn không sao thoát được phiền não ý thức được này.
Có thứ phiền não vô thức ta thừa kế được từ nhiều ngàn năm trước. Con người luôn luôn tìm cách vượt thoát cái vật kỳ lạ được gọi là phiền não, đau khổ, khốn cùng; tuy nhiên ngay khi ta ý thức trên bề mặt mình hạnh phúc và có được tất cả điều ta muốn, tận dưới đáy sâu của vô thức, vẫn còn đó gốc rễ của phiền não. Vì vậy khi ta nói chấm dứt phiền não, ta ngụ ý là chấm dứt tất cả phiền não ý thức cũng như vô thức.
Và để chấm dứt phiền não, ta cần phải có một trí não cực kỳ trong sáng, cực kỳ đơn giản. Đơn giản không phải là một ý niệm. Sống đơn giản đòi hỏi trí tuệ lớn và tính nhạy cảm cao .
Người đồng hành
Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011
CẢM THÔNG CÙNG ĐAU KHỔ
CẢM THÔNG CÙNG ĐAU KHỔ
Phần đông, chúng ta không sống cảm thông với bất cứ điều gì. Ta không trực tiếp cảm thông với bằng hữu, với vợ ta, con cái ta.
Vì vậy, để thấu hiểu đau khổ, bạn phải yêu đau khổ phải không bạn? Tức là bạn phải cảm thông trực tiếp với nó – Nếu bạn hiểu điều gì cách trọn vẹn, bạn phải sống gần gủi với nó. Bạn phải tiếp cận nó mà không có ý phản đối, không thành kiến, không phê phán hay động đậy chi cả, bạn phải nhìn nó, phải không bạn? Tôi phải không có thành kiến với bạn tôi mới hiểu được bạn. Tôi phải nhìn bạn,không phải nhìn thông qua những rào chắn, màn che của thành kiến và qui định. Tôi phải cảm thông với bạn, nghĩa là tôi phải yêu thương bạn. Tương tự vậy, nếu tôi muốn hiểu phiền não, đau khổ, tôi phải yêu thương, tôi phải cảm thông cùng đau khổ. Tôi không thể làm thế khi tôi lẫn tránh nó bằng những lý giải, những học thuyết, những hy vọng, những trì hoãn – tất cả đều là ngôn từ, nói năng. Từ ngữ ngăn chặn tới cảm thông cùng đau khổ. Từ ngữ ngăn chặn tôi – từ ngữ của những lý giải, biện luận, vẫn là từ, là tiến trình của trí não – cảm thông cùng đau khổ. Chỉ khi nào tôi cảm thông cùng đau khổ tôi mới hiểu đau khổ.
Người đồng hành
Phần đông, chúng ta không sống cảm thông với bất cứ điều gì. Ta không trực tiếp cảm thông với bằng hữu, với vợ ta, con cái ta.
Vì vậy, để thấu hiểu đau khổ, bạn phải yêu đau khổ phải không bạn? Tức là bạn phải cảm thông trực tiếp với nó – Nếu bạn hiểu điều gì cách trọn vẹn, bạn phải sống gần gủi với nó. Bạn phải tiếp cận nó mà không có ý phản đối, không thành kiến, không phê phán hay động đậy chi cả, bạn phải nhìn nó, phải không bạn? Tôi phải không có thành kiến với bạn tôi mới hiểu được bạn. Tôi phải nhìn bạn,không phải nhìn thông qua những rào chắn, màn che của thành kiến và qui định. Tôi phải cảm thông với bạn, nghĩa là tôi phải yêu thương bạn. Tương tự vậy, nếu tôi muốn hiểu phiền não, đau khổ, tôi phải yêu thương, tôi phải cảm thông cùng đau khổ. Tôi không thể làm thế khi tôi lẫn tránh nó bằng những lý giải, những học thuyết, những hy vọng, những trì hoãn – tất cả đều là ngôn từ, nói năng. Từ ngữ ngăn chặn tới cảm thông cùng đau khổ. Từ ngữ ngăn chặn tôi – từ ngữ của những lý giải, biện luận, vẫn là từ, là tiến trình của trí não – cảm thông cùng đau khổ. Chỉ khi nào tôi cảm thông cùng đau khổ tôi mới hiểu đau khổ.
Người đồng hành
Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011
HÌNH THÁI NĂNG LƯỢNG TỐI THƯỢNG
HÌNH THÁI NĂNG LƯỢNG TỐI THƯỢNG
Một ý tưởng hay một ý niệm về năng lượng hoàn toàn khác với tự thân sự kiện năng lượng. Ta có công thức hay khái niệm về việc làm cách nào để mang lại tính chất của năng lượng tối thượng. Nhưng công thức thì hoàn toàn khác biệt với tính chất luôn đổi mới, luôn mới lại của chính tự thân năng lượng.
Hình thái cao tột nhất, điểm tối thượng của năng lượng này là một trạng thái của trí não khi trí não không có ý niệm, không có tư tưởng, không có phương pháp hay động cơ – đó là năng lượng thuần túy. Và tính chất của năng lượng đó không thể truy tìm được. Bạn không thể nói, “ Được rồi, hãy nói cho tôi biết cách nào đạt được năng lượng đó – cách làm nào, con đường nào. Không có con đường nào dẫn tới đó cả. Để tự mình khám phá tính chất của năng lượng này, ta phải bắt đầu thấu hiểu sự hoang phí thường nhật năng lượng – năng lượng khi ta nói chuyện, khi ta nghe tiếng chim hót, một tiếng nói; khi ta thấy dòng sông, trời rộng và người dân làng, thấy sự bẩn thỉu, bệnh hoạn, đói kém và cội cây đang thu mình lẩn trốn ánh sáng trong hoàng hôn. Chính động thái quan sát muôn vật là năng lượng. Và năng lượng này ta thu nhận từ thức ăn, từ tia nắng mặt trời. Thứ năng lượng vật lý thường nhật này mà ta có, rõ ràng là có thể được gia tăng bởi loại thực phẩm tốt, thích hợp v.v… Hiển nhiên điều đó là cần thiết. Nhưng cũng chinh năng lượng này trở thành năng lượng của thức, tức là của tư tưởng, và bất kỳ lúc nào, trong năng lượng đó có mâu thuẩn thì năng lượng đó bị hoang phí đi.
Người đồng hành
Một ý tưởng hay một ý niệm về năng lượng hoàn toàn khác với tự thân sự kiện năng lượng. Ta có công thức hay khái niệm về việc làm cách nào để mang lại tính chất của năng lượng tối thượng. Nhưng công thức thì hoàn toàn khác biệt với tính chất luôn đổi mới, luôn mới lại của chính tự thân năng lượng.
Hình thái cao tột nhất, điểm tối thượng của năng lượng này là một trạng thái của trí não khi trí não không có ý niệm, không có tư tưởng, không có phương pháp hay động cơ – đó là năng lượng thuần túy. Và tính chất của năng lượng đó không thể truy tìm được. Bạn không thể nói, “ Được rồi, hãy nói cho tôi biết cách nào đạt được năng lượng đó – cách làm nào, con đường nào. Không có con đường nào dẫn tới đó cả. Để tự mình khám phá tính chất của năng lượng này, ta phải bắt đầu thấu hiểu sự hoang phí thường nhật năng lượng – năng lượng khi ta nói chuyện, khi ta nghe tiếng chim hót, một tiếng nói; khi ta thấy dòng sông, trời rộng và người dân làng, thấy sự bẩn thỉu, bệnh hoạn, đói kém và cội cây đang thu mình lẩn trốn ánh sáng trong hoàng hôn. Chính động thái quan sát muôn vật là năng lượng. Và năng lượng này ta thu nhận từ thức ăn, từ tia nắng mặt trời. Thứ năng lượng vật lý thường nhật này mà ta có, rõ ràng là có thể được gia tăng bởi loại thực phẩm tốt, thích hợp v.v… Hiển nhiên điều đó là cần thiết. Nhưng cũng chinh năng lượng này trở thành năng lượng của thức, tức là của tư tưởng, và bất kỳ lúc nào, trong năng lượng đó có mâu thuẩn thì năng lượng đó bị hoang phí đi.
Người đồng hành
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011
HÃY THẤU HIỂU ĐAU KHỔ
HÃY THẤU HIỂU ĐAU KHỔ
Tại sao tôi hay tại sao bạn lại nhẫn tâm trước nỗi khổ của người khác? Tại sao ta lại lạnh lùng trước một người lao động đang khuân vác nặng nhọc, trước một bà mẹ bồng bế con thơ? Tại sao ta lại nhẫn tâm thế? Để hiểu điều đó, ta phải hiểu tại sao đau khổ đã khiến ta thờ ơ lạnh lùng. Chắc chắn chính đau khổ biến ta thành nhẫn tâm, vì không hiểu đau khổ nên ta trở thành lãnh đạm trước đau khổ. Nếu ta hiểu đau khổ, tỉnh thức với tất cả, không chỉ với chính tôi mà cả với chính mọi người, vợ tôi, con tôi, với thú vật, với người ăn xin. Nhưng ta không muốn hiểu đau khổ và lẩn tránh đau khổ đã làm ta lãnh đạm và nhẫn tâm. Thưa ngài, vấn đề chính là sự đau khổ, khi không được hiểu, nó sẽ làm ngu muội tâm và trí; và sở dĩ ta không hiểu đau khổ vì ta thích lẫn tránh nó, qua đạo sư, qua luân hồi, qua ý tưởng, qua uống rượu và v.v … Làm bất cứ điều gì để lẫn tránh cái đang là.
Bây giờ, hiểu đau khổ không phải là khám phá nguyên nhân của đau khổ. Bất cứ ai cũng biết nguyên nhân của đau khổ - do vô tâm, ngu muội, nông cạn, hung ác và v.v… Nhưng nếu tôi nhìn tận măt đau khổ mà không muốn có bất kỳ giải đáp nào, thế thì việc gì xảy ra? Lúc đó, tôi không còn lẩn tránh nữa, tôi bắt đầu hiểu đau khổ, trí não tôi tỉnh thức, quan sát linh lợi, sắc bén, có nghĩa là tôi trở nên nhạy cảm và do nhạy cảm, nên tôi tri giác sự đau khổ của nhiều người khác.
Người đồng hành
Tại sao tôi hay tại sao bạn lại nhẫn tâm trước nỗi khổ của người khác? Tại sao ta lại lạnh lùng trước một người lao động đang khuân vác nặng nhọc, trước một bà mẹ bồng bế con thơ? Tại sao ta lại nhẫn tâm thế? Để hiểu điều đó, ta phải hiểu tại sao đau khổ đã khiến ta thờ ơ lạnh lùng. Chắc chắn chính đau khổ biến ta thành nhẫn tâm, vì không hiểu đau khổ nên ta trở thành lãnh đạm trước đau khổ. Nếu ta hiểu đau khổ, tỉnh thức với tất cả, không chỉ với chính tôi mà cả với chính mọi người, vợ tôi, con tôi, với thú vật, với người ăn xin. Nhưng ta không muốn hiểu đau khổ và lẩn tránh đau khổ đã làm ta lãnh đạm và nhẫn tâm. Thưa ngài, vấn đề chính là sự đau khổ, khi không được hiểu, nó sẽ làm ngu muội tâm và trí; và sở dĩ ta không hiểu đau khổ vì ta thích lẫn tránh nó, qua đạo sư, qua luân hồi, qua ý tưởng, qua uống rượu và v.v … Làm bất cứ điều gì để lẫn tránh cái đang là.
Bây giờ, hiểu đau khổ không phải là khám phá nguyên nhân của đau khổ. Bất cứ ai cũng biết nguyên nhân của đau khổ - do vô tâm, ngu muội, nông cạn, hung ác và v.v… Nhưng nếu tôi nhìn tận măt đau khổ mà không muốn có bất kỳ giải đáp nào, thế thì việc gì xảy ra? Lúc đó, tôi không còn lẩn tránh nữa, tôi bắt đầu hiểu đau khổ, trí não tôi tỉnh thức, quan sát linh lợi, sắc bén, có nghĩa là tôi trở nên nhạy cảm và do nhạy cảm, nên tôi tri giác sự đau khổ của nhiều người khác.
Người đồng hành
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011
HÃY ĐỐT LÊN NGỌN LỬA TỰ GIÁC
HÃY ĐỐT LÊN NGỌN LỬA TỰ GIÁC
Nếu bạn thấy khó tri giác, hãy thử viết ra từng tư tưởng, tình cảm khởi lên trong suốt ngày sống, viết ra những phản ứng ghen ghét, tham lam, kiêu ngạo, dâm dục, những ý đồ nằm đàng sau những từ ngữ bạn dùng và v.v…
Viết chúng ra một lúc nào đó trước giờ ăn sáng – việc viết lách này đòi hỏi bạn phải đi ngủ sớm và dẹp bỏ bớt một số công việc khác. Nếu bạn có thể viết ra như vậy và buổi tối , trước khi đi ngủ, đọc lại những gì bạn đã viết ban ngày, bạn khảo sát và xem tỉ mỉ chúng, tuyệt đối không phê phán, lên án, bạn sẽ bắt đầu phát hiện những nguyên nhân ẩn giấu phía sau những tư tưởng và tình cảm, dục vọng và từ ngữ của bạn…
Bấy giờ, việc làm quan trọng là khảo sát những gì bạn đã viết ra với một trí tuệ tự do giải thoát và nhờ việc làm đó, bạn sẽ trở nên giác tri chính trạng thái trí não của mình. Trong ngọn lửa tự giác, tự tri ấy, nguyên nhân của xung đột được phát hiện và được thiêu hủy.
Bạn phải tiếp tục viết ra những tư tưởng và cảm xúc, những ý đồ và phản ứng của bạn, không phải chỉ một hai lần, mà phải thật nhiều ngày cho đến khi não bạn có thể giác tri chúng một cách tức khắc.Thiền không chỉ là kiên trì tự giác, mà phải kiên trì từ bỏ cái Tôi, cái Ngã. Nhờ tư duy đúng đắn mà có Thiền, từ đó có sự tĩnh lặng bình an đó, cái tối thượng được thấy rõ.
Viết ra những gì ta nghỉ và cảm, những dục vọng và phản ứng, mang lại một giác tri nội tâm, sự hiệp thông giữa vô thức và ý thức, và từ đó, dẫn đến một tâm thái toàn vẹn và thấu hiểu.
Người đồng hành
Nếu bạn thấy khó tri giác, hãy thử viết ra từng tư tưởng, tình cảm khởi lên trong suốt ngày sống, viết ra những phản ứng ghen ghét, tham lam, kiêu ngạo, dâm dục, những ý đồ nằm đàng sau những từ ngữ bạn dùng và v.v…
Viết chúng ra một lúc nào đó trước giờ ăn sáng – việc viết lách này đòi hỏi bạn phải đi ngủ sớm và dẹp bỏ bớt một số công việc khác. Nếu bạn có thể viết ra như vậy và buổi tối , trước khi đi ngủ, đọc lại những gì bạn đã viết ban ngày, bạn khảo sát và xem tỉ mỉ chúng, tuyệt đối không phê phán, lên án, bạn sẽ bắt đầu phát hiện những nguyên nhân ẩn giấu phía sau những tư tưởng và tình cảm, dục vọng và từ ngữ của bạn…
Bấy giờ, việc làm quan trọng là khảo sát những gì bạn đã viết ra với một trí tuệ tự do giải thoát và nhờ việc làm đó, bạn sẽ trở nên giác tri chính trạng thái trí não của mình. Trong ngọn lửa tự giác, tự tri ấy, nguyên nhân của xung đột được phát hiện và được thiêu hủy.
Bạn phải tiếp tục viết ra những tư tưởng và cảm xúc, những ý đồ và phản ứng của bạn, không phải chỉ một hai lần, mà phải thật nhiều ngày cho đến khi não bạn có thể giác tri chúng một cách tức khắc.Thiền không chỉ là kiên trì tự giác, mà phải kiên trì từ bỏ cái Tôi, cái Ngã. Nhờ tư duy đúng đắn mà có Thiền, từ đó có sự tĩnh lặng bình an đó, cái tối thượng được thấy rõ.
Viết ra những gì ta nghỉ và cảm, những dục vọng và phản ứng, mang lại một giác tri nội tâm, sự hiệp thông giữa vô thức và ý thức, và từ đó, dẫn đến một tâm thái toàn vẹn và thấu hiểu.
Người đồng hành
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011
TRI-KIẾN-THỨC -KHÔNG PHẢI LÀ TRÍ TUỆ
TRI-KIẾN-THỨC
KHÔNG PHẢI LÀ TRÍ TUỆ
Trong công cuộc tìm kiếm tri thức, trong những khát vọng thu thập, ta đã đánh mất tình thương, ta bần cùng hóa cảm nhận về cái đẹp, không còn nhạy cảm trước nỗi khổ, trước sự tàn bạo; ta càng lúc càng trở nên chuyên biệt hơn, tính nguyên vẹn, toàn diện càng lúc càng mất đi. Tri thức không thể thay thế trí tuệ được, không lý giải ở bất cứ cấp độ nào, không có sự tích lũy sự kiện nào giải thoát con người khỏi đau khổ. Tri kiến thức cũng cần thiết, khoa học có vị trí riêng, nhưng nếu trí và tâm bị bóp nghẹt bởi tri thức và nếu nguyên nhân của đau khổ cứ được lý giải mãi, thì cuộc sống này trở nên vô vị và vô nghĩa.
Thông tin, tri kiến thức về sự kiện không ngừng gia tăng, tuy nhiên, bản chất của chúng vốn hạn chế. Còn trí tuệ vốn vô hạn, trong đó bao gồm cả tri thức và hành động; ta bám vào một cành nhánh và cho đó là toàn cả cội cây. Thông qua tri thức về thành phần, ta không bao giờ có thể hiểu được niềm vui cuả cái toàn thể. Lý trí không bao giờ có thể đi đến cái toàn thể, cái nguyên vẹn vì nó chỉ là thành phần, một mảnh vụn.
Người đồng hành
KHÔNG PHẢI LÀ TRÍ TUỆ
Trong công cuộc tìm kiếm tri thức, trong những khát vọng thu thập, ta đã đánh mất tình thương, ta bần cùng hóa cảm nhận về cái đẹp, không còn nhạy cảm trước nỗi khổ, trước sự tàn bạo; ta càng lúc càng trở nên chuyên biệt hơn, tính nguyên vẹn, toàn diện càng lúc càng mất đi. Tri thức không thể thay thế trí tuệ được, không lý giải ở bất cứ cấp độ nào, không có sự tích lũy sự kiện nào giải thoát con người khỏi đau khổ. Tri kiến thức cũng cần thiết, khoa học có vị trí riêng, nhưng nếu trí và tâm bị bóp nghẹt bởi tri thức và nếu nguyên nhân của đau khổ cứ được lý giải mãi, thì cuộc sống này trở nên vô vị và vô nghĩa.
Thông tin, tri kiến thức về sự kiện không ngừng gia tăng, tuy nhiên, bản chất của chúng vốn hạn chế. Còn trí tuệ vốn vô hạn, trong đó bao gồm cả tri thức và hành động; ta bám vào một cành nhánh và cho đó là toàn cả cội cây. Thông qua tri thức về thành phần, ta không bao giờ có thể hiểu được niềm vui cuả cái toàn thể. Lý trí không bao giờ có thể đi đến cái toàn thể, cái nguyên vẹn vì nó chỉ là thành phần, một mảnh vụn.
Người đồng hành
Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011
TRÍ NÃO TĨNH LẶNG - TRÍ NÃO ĐƠN GIẢN
TRÍ NÃO TĨNH LẶNG
TRÍ NÃO ĐƠN GIẢN
Khi ta tự giác, khi ta biết ta, như thế phải chăng, sống là khám phá cái tôi, cái ngã, cái ta? Cái tôi là một tiến trình cực kỳ phức tạp chỉ lộ bày trong quan hệ giao tiếp, trong sinh hoạt đời thường, trong cách ta nói năng, phán đoán, suy tính, cách ta lên án kẻ này người nọ và lên án chính ta. Tất cả mọi động đậy đó lộ rõ trong trạng thái bị qui định của chính tư tưởng ta và tri giác toàn bộ tiến trình này không phải là quan trọng sao? Chỉ có tri giác cái chân thực từng phút từng giây mới khám phá cái phi thời gian, cõi vĩnh hằng. Không tự giác không thể có cái thường hằng vĩnh cửu. Khi ta không biết ta, cõi thường hằng chỉ là một từ ngữ, một biểu tượng, một suy đoán, giáo điều, tín điều, một ảo tưởng mà trí não dùng để lẫn trốn. Nhưng nếu ta khởi sự hiểu cái tôi trong mọi hoạt động khác biệt của nó từng ngày từng ngày một, bấy giờ, trong chính hành động-thái-hiểu-không-cố-gắng đó, cái không tên, không thời gian sẽ hiển thị. Nhưng cái phi thời gian không phải là một ban thưởng cho tự giác. Cái thường hằng không thể được tìm thấy sau đó, trí não không sao thủ đắc được. Nó chi xuất hiện khi trí não chỉ tĩnh lặng khi nó đơn giản, khi nó không còn chấp chứa, tích lũy, lên án, phán đoán, suy tính. Chỉ có cái trí đơn giản mới hiểu cái chân thực, chứ không phải cái trí đầy nghẹt danh từ, kiến thức, thông tin. Cái trí hay phân tích, tính toán không phải là cái trí đơn giản.
Người đồng hành
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011
CÁI ĐƯỢC GỌI LÀ KHÔNG
Chúng ta có thể phát hiện ra hay tới với điều được gọi là thiêng liêng chăng?
Điều này chỉ có thể xảy ra khi có sự lặng yên tuyệt đối; khi tâm não lặng yên tuyệt đối. Bạn có thể phát hiện ra cho chính bạn- nếu bạn chú tâm , tĩnh giác, tĩnh giác về ngôn từ, ý nghĩa của ngôn từ, không bao giờ nói một đường làm một nẻo, nếu bạn luôn luôn tĩnh giác- thì bạn sẽ thấy bộ não có một nhịp điệu tự nhiên của nó. Thế nhưng tư tưởng luôn luôn đi ngược lại nhịp điệu tự nhiên nầy. Đối với chúng ta thì tri thức quan trọng vô cùng. Muốn làm điều gì thuộc phạm vi vật lý thì ta cần tri thức, nhưng tri thức tâm lý, loại tri thức mà bạn đã tích lũy về các lần bị tổn thương, về hư danh, về sự hợm hĩnh, về lòng tham vọng, tất cả những tri thức đó là chính bạn. Và với tri thức đó mà ta đòi tìm kiếm một cái gì rất thiêng liêng! Với tri thức đó bạn không bao giờ tìm ra bởi vì tri thức là giới hạn và nó mãi mãi bị giới hạn, dù trên lãnh vực vật lý, kỹ thuật hay tâm lý.
Thế nên , tâm não phải tuyệt đối lặng yên, không nhờ điều khiển, không nhờ phương pháp, hệ thống, không nhờ sự yên tĩnh được bày biện. Sự lặng yên bao hàm không gian. Bạn không để ý bộ não của chúng ta có rất ít chổ sao? Thế mà nó đầy ngập, chất đầy với hàng ngàn thứ; nó có rất ít chổ. Và cho sự tĩnh lặng thì phải có chổ vì cái không thể đo lường, cái không thể định danh, cái đó không thể được cảm nhận ,được nhìn thấy bởi một bộ óc chật hẹp nhỏ nhoi. Nếu bạn có thể du hành được vào trong chính bạn thì hãy rũ bỏ tất cả nội dung mà bạn đã chất chứa, và bạn hãy đi, đi thật sâu vào, khi đó sẽ có một không gian mênh mông, cái được gọi là KHÔNG, cái đầy những năng lực.
Và chỉ trong tình trạng này thì có cái được mệnh danh là thiêng liêng nhất, thánh thiện nhất.
Người đồng hành
TÔI KHÔNG BIẾT
TÔI KHÔNG BIẾT
Nếu ta thực sư đi đến trạng thái nói rằng “tôi không biêt”, điều đó chỉ rõ một ý thức khiêm tốn lạ thường, không kiêu ngạo dựa vào kiến thức; không phải do cái "tôi” trả lời nhằm gây ấn tượng. Khi bạn thực sự nói "Tôi không biết”, vốn rất ít người đủ khả năng nói, trong tâm thái lúc đó, mọi sợ hải đều chấm dứt bởi vì mọi ý muốn biết, muốn nhớ đều chấm dứt, mọi thắc mắc tra hỏi trong phạm vi của cái biết đều không còn nữa. Lúc đó, một điều kỳ diệu xuất hiên. Nếu bạn chịu khó theo dõi điều tôi trình bày, không phải trên bình diện ngôn từ mà là thực sự nghiệm chứng điều đó, bạn sẽ thấy khi bạn nói, “Tôi không biết”, mọi quy định tâm lý đều ngưng dứt. Và lúc đó, trạng thái của trí não là gì ?
Ta đang tìm kiếm cái thường hằng- thường hằng trong thời gian, cái kéo dài bất tận. Ta thấy rằng mọi vật quanh ta và trong ta dều vô thường, thay đổi luôn, sinh ra, tàn lụi và chết đi, và sự tìm kiếm của ta là nhằm thiết lập cái kéo dài mãi trong vòng cái biết. Nhưng cái thực sự thiêng liêng vốn ra ngoài thời gian, không tìm thấy được trong vòng cái biết, Cái biết chỉ vận động qua tư tưởng, tức là ứng đáp của ký ức trước môt thách thức. Nếu tôi thấy điều đó và muốn chấm dứt tư tưởng, tôi phải làm gì? Chắc chắn, tôi phải thông qua tự giác, tri giác toàn bộ tiến trình của tư tưởng của tôi, Tôi phải thấy rõ ràng bất kỳ tư tưởng nào, tế nhị, ngạo mạn, đê tiện, ngu muội… đều bắt nguồn trong cái biết, từ trong ký ức. Nếu tôi thấy điều đó thật rõ. Lúc đó, đứng trước một vấn đề rộng lớn, trí não mới đủ sức nói.
Người đồng hành
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011
ĐỂ TRÍ NÃO KHÔNG BỊ CHIẾM GIỮ
ĐỂ TRÍ NÃO KHÔNG BỊ CHIẾM GIỮ
Liệu trí não có thể thoát khỏi quá khứ, thoát khỏi tư tưởng không- không phải thoát khỏi tư tưởng xấu hay tốt? Tôi sẽ phải khám phá điều đó cách nào đây? Tôi chỉ khám phá bằng cách thấy những gì đã chiếm giữ trí não tôi, Nếu trí não tôi bị chiếm giữ bởi cái tốt hay cái xấu, bấy giờ, nó chỉ sống với quá khứ vì nó bị quá khứ chiếm giữ. Nó không thoát khỏi quá khứ được. Vậy,hành động quan trọng là khám phá xem trí não bị chiếm giữ như thế nào.Nếu trí não bị chiếm giữ thì chỉ có quá khứ luôn luôn chiếm giữ bởi vì toàn cả thức, consciousness, của ta là quá khứ. Quá khứ, chẳng những ở trên bề mặt cạn cợt, mà cả ở tầng đáy sâu thẳm nhất và stress ở vô thức cũng là quá khứ.
Liệu trí não có thể thoát khỏi sự chiếm giữ không? Có nghĩa là trí não có thể hoàn toàn đừng để bị chiếm giữ và mặc cho ký ức cùng mọi tư tưởng xấu tốt cứ thế mà qua đi, qua đi mà không chọn lựa lấy bỏ chi cả. Khi trí não bị chiếm giữ bởi một tư tưởng, một ý nghĩ xấu hay tốt, lúc đó nó sống với quá khứ…Nếu bạn thực sự lắng nghe, không chỉ trên bình diện ngôn từ mà là thực sự lắng nghe sâu thẳm, bạn sẽ thấy có một sự tịnh định không thuộc trí-đó là sự giải thoát khỏi quá khứ.
Tuy nhiên, không bao giờ có thể gạt bỏ được quá khứ.Quan sát quá khứ đang đi qua, chứ không phải quan sát sự bị chiếm giữ của quá khứ. Do đó, trí não tự do trong quan sát chứ không phải tự do chọn lựa. Còn chọn lựa trên dòng sông ký ức thì còn bị ký ức chiếm giữ và khi bị chiếm giữ thì chính quá khứ chiếm giữ và khi trí não bị chiếm giữ bởi quá khứ thì nó không còn có thể thấy cái chân, cái thực, cái mới độc đáo.
Người đồng hành
LÝ TRÍ ĐỐI VỚI TRÍ TUỆ
Rèn luyện lý trí không thành trí tuệ được, trí tuệ chỉ xuất hiện khi hành động của ta hài hòa tuyệt hảo cả về mặt lý trí và cảm xúc. Có sự khác biệt mênh mông giữa lý trí và trí tuệ. Lý trí và tư tưởng vận hành độc lập với cảm xúc, khi lý trí được huấn luyện theo một phương thức đặc biệt nào đó, nó sẽ bất chấp cảm xúc, ta có thể có lý trí lớn mạnh, nhưng ta không có trí tuệ; bởi vì trong trí tuệ, vốn có cái khả năng cảm xúc và lý luận; trong trí tuệ hai khả năng nầy cùng đồng tồn tại , hài hòa và mạnh mẽ.
Bạn thực sự tiếp cận toàn cả cuộc sống của bạn bằng trí tuệ thay vì chỉ biết dùng lý trí, nếu không thì không một định chế nào trên thế giới giải cứu con người khỏi sự khổ não triền miên.
Người đồng hành
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)