Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

LÝ TRÍ PHÁ HOẠI TÌNH CẢM

 

           
        Chắc bạn biết, có lý trí và có tình cảm thuần khiết, tình tự yêu thương thuần khiết, những cảm xúc vị tha vĩ đại. Lý trí, biện luận, tính toán, lượng định, cân nhắc. Nó luôn hỏi, “Điều này có giá trị gì? Tôi được lợi ích gì?” Đàng khác cũng có tình cảm thuần khiết - cảm cùng trời đất, với người hàng xóm, với vợ bạn hay chồng bạn, với con bạn, với thế giới, cùng với vẻ đẹp của ngàn cây nội cỏ và v.v…Khi tình cảm thuần khiết bị lý trí phá hoại thì cuộc sống này biến thành ti tiện nhỏ nhen, tầm thường. Mà phần đông chúng ta đều sống như vậy. Đời ta luôn nhỏ nhen tầm thường bởi vì ta luôn tính toán, luôn tự hỏi, điều đó có giá trị gì, ta được lợi gì, không chỉ trong thế giới tiền bạc mà cả trong thế giới gọi là đạo lý, tâm linh – “Nếu tôi làm điều này, tôi sẽ được điều kia chứ?”
                                                                      Người đồng hành

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

TÂM VÀ TRÍ LÀ MỘT

 


                         Rèn  luyện lý trí hay trí não không đưa đến trí tuệ. Trí tuệ xuất hiện khi  ta hành động cực kỳ hài hòa cả về lý trí và cảm xúc, tức là tư tưởng và tình cảm. Có sự khác biệt lớn lao giữa lý trí và trí tuệ. Lý trí chỉ là tư tưởng vận hành độc lập với tình cảm hay cảm xúc. Khi lý trí, bất chấp cảm nhận, dù được rèn luyện bất kỳ theo phương hướng nào, dù có lớn lao cao tột, đầy ắp hiểu biết, vẫn không có trí tuệ, bởi vì trong trí tuệ vốn có cái khả năng cố hữu về cảm xúc cũng như lý luận; hai năng lực này cùng có mặt một cách mãnh liệt và hài hòa trong trí tuệ.
                       Nhưng giáo dục hiện đại lại phát triển lý trí, cung cấp càng lúc càng nhiều lý giải lý thuyết về cuộc sống, làm mất đi cái phẩm chất mang tính hài hòa của tình yêu. Ta đã phát triển thứ trí não xảo quyệt hòng lẫn tránh xung đột, bởi thế ta mới thỏa mãn với những lý giải do các nhà khoa học và triết học cung cấp. Trí não hay lý trí dễ dàng thỏa mãn với vô số những lý giải đó, còn trí tuệ thì không, bởi vì để thấu hiểu, tâm và trí phải là một trong hành dộng.
                                                                                        Người đồng hành

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

TA NGHĨ MÌNH LÀ TRÍ THỨC




                                  Phần đông chúng ta phát triển các khả năng trí thức - gọi vậy thôi chứ không phải trí thứ thực sự chi cả - ta chỉ biết đọc thật nhiều sách, nhồi nhét đầy ắp những điều thiên hạ nói, những học thuyết và ý niệm của họ. Ta nghĩ ta có trí thức cao nếu ta có thể trích sao kể vô số những sách của vô số tác giả, nếu ta đọc được nhiều loại sách khác nhau, có khả năng liên kết và lý giải. Nhưng không ai trong chúng ta hay rất ít người có được một nhận thức độc đáo và sáng tạo. Vì chỉ biết rèn luyện lý trí hay ý thức -  cái gọi là ấy – nên đã đánh mất mọi khả năng khác và cảm nhận khác, vì thế ta mới đặt vấn đề làm sao đem lại sự cân bằng trong cuộc sống, tức là không chỉ có cái khả năng trí thức cao tột để lý luận khách quan, trong sáng thấy sự vật chính xác y như chúng là - chứ không phải có ý kiến bất tận xoay quanh các học thuyết và biểu tượng – mà tự mình phải tư tưởng, tự mình phải thấy cực kỳ sáng suốt cái hư và thực. Và hình như theo tôi, cái khó của chúng ta là: không có khả năng thấy, khôngchỉ sự vật bên ngoài mà cả sự sống nội tâm nếu ta nhận ra sự sống ấy.
                                                             Người đồng hành 

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

CÁI ‘TÔI’ LÀ GÌ?


                                                                             
                                                                        

Mưu cầu quyền lực, địa vị, uy thế, tham vọng, v.v… đều là các hình thái thể hiện khác biệt của cái ‘tôi’, cái Ta, cái ngã. Nhưng điều quan trọng là thấu hiểu cái ‘tôi’, và  tôi tin chắc rằng bạn và tôi đều nhất trí điều đó. Nếu có thể tôi xin thêm ở đây, ta hãy nghiêm túc lưu ý vấn đề này, bởi vì tôi cảm thấy rằng nếu bạn và tôi, với tư cách là những cá nhân, chứ không phải một đoàn thể thuộc một giai cấp, một xã hội, một địa phương với khí hậu khác biệt nào, có thể hiểu được điều này và tác động lên điều này, lúc đó, tôi nghĩ mới có cuộc cuộc cách mạng đích thực. Một khi cái Tôi trở nên phổ biến và được tổ chức một cách tinh vi thì nó sẽ ẩn núp trong đó, còn nếu với tư cách là những cá nhân, bạn và tôi biết thương yêu, có thể thực sự kết toán dứt điểm cái Tôi từng ngày một trong cuộc sống đời thường, bấy giờ cuộc mạng cực kỳ thiết yếu mới thành hiện thực.
       Bạn biết theo tôi hiểu cái Tôi là gì không? Cái tôi theo tôi hiểu là bao gồm những ý tưởng, ý niệm, ký ức, kết luận, định kiến, kinh nghiệm, các  xu hướng, ý hướng khác biệt được gọi tên hay chưa được gọi tên, về mặt ý thức nổ lực để tồn tại hay không tồn tại, để là hay không là, tích lũy ký ức của vô thức, chủng tộc, đoàn thể, cá nhân, bè đảng và tất cả, dù là đã được phóng hiện ra ngoài thành hành động hay còn ở nội tâm thành tinh thần đạo đức luân lý- cố gắng đấu tranh để mưu cầu mọi thứ vừa nêu trên ấy là cái ‘tôi’, cái Ta, cái Ngã. Trong đó chứa chấp một cuộc cạnh tranh quyết liệt, là cái muốn được tồn tại. Toàn bộ tiến trình đó là cái Tôi, và ta thật sự biết rất rõ khi ta giáp mặt với nó, biết rằng cái Tôi là cái ác. Tôi dùng từ “ác” có chủ ý, bởi vì cái ‘tôi’ chuyên gây chia rẽ, cái Tôi luôn luôn tự cô lập. Mọi hành vi của cái “tôi” dù cao thượng ra sao,  vẫn phân cách và cô lập. Ta biết hết mọi sự thể đó. Ta cũng biết những khoảnh khắc kỳ diệu khi cái ‘Tôi’ không còn đó nữa, trong đó mọi ý thức đấu tranh, cố gắng khổ sở đều tan biến và những khoảnh khắc ấy diễn ra khi tình yêu, lòng từ bi có mặt.

                                                                   Người đồng hành

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

HIỂU ‘CÁI ĐANG LÀ’


                                                                     

                                                                     


Ta đang xung đột với nhau và thế giới ta đang hủy diệt. Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng, chiến tranh nối tiếp chiến tranh, đói khát, bần cùng; có sự giàu sang khủng khiếp với vẻ ngoài trang trọng đáng kính và sự nghèo khó cùng cực. Để giải quyết các vấn đề đó, điều cần thiết không phải là một hệ tư tưởng mới, không phải là một cuộc cách mạng kinh tế mới mà là hiểu cái đang là – là bất mãn, là kiên trì quan sát cái đang là – sẽ mang lại một cuộc cách mạng sâu rộng triệt để so với cuộc cách mạng của ý tưởng. Chinh cuộc cách mạng này là cần thiết để đem lại một nền văn hóa khác, một tôn giáo khác, một cuôc quan hệ mới khác giữa người và người.
                                                                      
                                                                   Người đồng hành

HÃY GIỮ LẤY NGỌN LỬA BẤT MÃN CHÁY MÃI




Để tra vấn ,xem xét, thăm dò, khám phá cái gì là thực tại, cái gì là sự thật, là chân lý, là cốt lũy của cuộc sống, bất mãn không là thiết yếu sao? Khi còn ngồi ở giảng đường đại học, có thể tôi có ngọn lửa bất mãn này, nhưng rồi tôi có một chổ làm tốt và ngọn lửa này tàn lụi đi. Tôi thỏa mãn, tôi đấu tranh để bảo vệ gia đình tôi, tôi phải có cái ăn và thế là nỗi bất mãn trong tôi được xoa dịu, bị hủy đi và tôi trở thành người tầm thường, thỏa mãn với những sự vật ở đời này và tôi không còn bất mãn nữa. Nhưng ngọn lửa bất mãn phải được giữ lấy cháy mãi xuyên suốt từ đầu cho đến cuối để có thể thực sự thăm dò, tra xét, xem thực chất của động thái bất mãn là gì. Bởi vì trí não rất dễ tìm thấy thứ ma dược khiến nó thỏa mãn thông qua đạo đức, phẩm hạnh, ý tưởng và hành động, nó lập thành thói quen và mắc kẹt trong đó. Ta rất quen thuộc với mọi điều đó, nhưng vấn đề của ta không phải là làm sao xoa dịu sự bất mãn mà là giữ sự bất mãn cháy mãi, sống mãi, sinh động mãi. Mọi đạo sư, mọi hệ thống chính trị, tư tưởng đều xoa dịu trí não, đều trấn an trí não, đều tác động lên trí não nhằm làm lắng dịu, gạt bỏ  nỗi bất mãn và đắm mình trong một hình thái thõa mãn nào đó. Bất mãn không là thiết yếu để tìm thấy sự thật hay chân lý sao?
                                                                  Người đồng hành

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

CỐ GẮNG LÀ LẪN TRÁNH ‘CÁI ĐANG LÀ’




CỐ GẮNG LÀ LẪN TRÁNH
‘CÁI ĐANG LÀ’



      Ta phải hiểu vấn đề về đấu tranh, nổ lực hay cố gắng, lúc đó ta mới có thể biến nó thành hành động trong cuộc sống đời thường. Không phải cố gắng có nghĩa là nỗ lực, đấu tranh thay đổi “cái đang là” thành “cái không là” hoặc “cái sẽ phải là” hoặc “cái trái trở thành là” sao? Ta luôn luôn lẫn tránh “cái  đang là”. Chỉ có người thực tâm bằng lòng mới hiểu được cái đang là, mới hiểu đúng ý nghĩa của cái đang là. Thực tâm bằng lòng không có nghĩa là bằng lòng có nhiều hay ít của cải ở đời này mà là chịu thấu hiểu nghĩa lý trọn vẹn của cái đang là. Chỉ trong tỉnh giác, mới hiểu ý nghĩa của cái đang là. Tôi không đề cập đến sự đấu tranh vật lý với địa cầu nầy, với sự kiến tạo hay một vấn đề kỹ thuật công nghệ nào, mà tôi đang đề cập cuộc đấu tranh tâm lý. Các vấn đề và các cuộc đấu tranh tâm lý luôn luôn úp chụp lên cuộc sống sinh lý. Bạn có thể dầy công xây dựng một cấu trúc xã hội  hoàn chỉnh, nhưng bao lâu còn chưa thấu hiểu cái bóng tối và cuộc đấu tranh tâm lý, thì cái cấu trúc đã được dầy công xây dựng cẩn thận ấy chắc chắn phải bị sụp đổ.
       Cố gắng là lẩn tránh cái đang là. Chấp nhận cái đang là là hết đấu tranh. Còn thay đổi hay cải tạo cái đang là còn không chấp nhận. Đấu tranh – dấu hiệu của sự hủy diệt, tất phải còn, bao lâu còn muốn thay đổi cái đang là.
                                                                Người đồng hành