Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

TÔI KHÔNG BIẾT


TÔI KHÔNG BIẾT
     Nếu ta thực sư đi đến trạng thái nói rằng “tôi không biêt”, điều đó chỉ rõ một ý thức khiêm tốn lạ thường, không kiêu ngạo dựa vào kiến thức; không phải do cái "tôi” trả lời nhằm gây ấn tượng. Khi bạn thực sự nói "Tôi không biết”, vốn rất ít người đủ khả năng nói, trong tâm thái lúc đó, mọi sợ hải đều chấm dứt bởi vì mọi ý muốn biết, muốn nhớ đều chấm dứt, mọi thắc mắc tra hỏi trong phạm vi của cái biết đều không còn nữa. Lúc đó, một điều kỳ diệu xuất hiên. Nếu bạn chịu khó theo dõi điều tôi trình bày, không phải trên bình diện ngôn từ mà là thực sự nghiệm chứng điều đó, bạn sẽ thấy khi bạn nói, “Tôi không biết”, mọi quy định tâm lý đều ngưng dứt. Và lúc đó, trạng thái của trí não là gì ?
Ta đang tìm kiếm cái thường hằng- thường hằng trong thời gian, cái kéo dài bất tận. Ta thấy rằng mọi vật quanh ta và trong ta dều vô thường, thay đổi luôn, sinh ra, tàn lụi và chết đi, và sự tìm kiếm của ta là nhằm thiết lập cái kéo dài mãi trong vòng cái biết. Nhưng cái thực sự thiêng liêng vốn ra ngoài thời gian, không tìm thấy được trong vòng cái biết, Cái biết chỉ vận động qua tư tưởng, tức là ứng đáp của ký ức trước môt thách thức. Nếu tôi thấy điều đó và muốn chấm dứt tư tưởng, tôi phải làm gì? Chắc chắn, tôi phải thông qua tự giác, tri giác toàn bộ tiến trình của tư tưởng của tôi, Tôi phải thấy rõ ràng bất kỳ tư tưởng nào, tế nhị, ngạo mạn, đê tiện, ngu muội… đều bắt nguồn trong cái biết, từ trong ký ức. Nếu tôi thấy điều đó thật rõ. Lúc đó, đứng trước một vấn đề rộng lớn, trí não mới đủ sức nói.     
                                                    Người đồng hành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét