Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

TRÍ NÃO TĨNH LẶNG - TRÍ NÃO ĐƠN GIẢN


TRÍ NÃO TĨNH LẶNG
TRÍ NÃO ĐƠN GIẢN
            Khi ta tự giác, khi ta biết ta, như thế phải chăng, sống là khám phá cái tôi, cái ngã, cái ta? Cái tôi là một tiến trình cực kỳ phức tạp chỉ lộ bày  trong quan hệ giao tiếp, trong sinh hoạt đời thường, trong cách ta nói năng, phán đoán, suy tính, cách ta lên án kẻ này người nọ và lên án chính ta. Tất cả mọi động đậy đó lộ rõ trong trạng thái bị qui định của chính tư tưởng ta và tri giác toàn bộ tiến trình này không phải là quan trọng sao? Chỉ có tri giác cái chân thực từng phút từng giây mới khám phá cái phi thời gian, cõi vĩnh hằng. Không tự giác không thể có cái thường hằng vĩnh cửu. Khi ta không biết ta, cõi thường hằng chỉ là một từ ngữ, một biểu tượng, một suy đoán, giáo điều, tín điều, một ảo tưởng mà trí não dùng để lẫn trốn. Nhưng nếu ta khởi sự hiểu cái tôi  trong mọi hoạt động khác biệt của nó từng ngày từng ngày một, bấy giờ, trong chính hành động-thái-hiểu-không-cố-gắng đó, cái không tên, không thời gian sẽ hiển thị. Nhưng cái phi thời gian không phải là một ban thưởng cho tự giác. Cái thường hằng không thể được tìm thấy sau đó, trí não không sao thủ đắc được. Nó chi xuất hiện khi trí não chỉ tĩnh lặng khi nó đơn giản, khi nó không còn chấp chứa, tích lũy, lên án, phán đoán, suy tính. Chỉ có cái trí đơn giản mới hiểu cái chân thực, chứ không phải cái trí đầy nghẹt danh từ, kiến thức, thông tin. Cái trí hay phân tích, tính toán không phải là cái trí đơn giản.
                                                        Người đồng hành       

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

CÁI ĐƯỢC GỌI LÀ KHÔNG

Chúng ta có thể phát hiện ra hay tới với điều được gọi là thiêng liêng chăng?
Điều này chỉ có thể xảy ra khi có sự lặng yên tuyệt đối; khi tâm não lặng yên tuyệt đối. Bạn có thể phát hiện ra cho chính bạn- nếu bạn chú tâm , tĩnh giác, tĩnh giác về ngôn từ, ý nghĩa của ngôn từ, không bao giờ nói một đường làm một nẻo, nếu bạn luôn luôn tĩnh giác- thì bạn sẽ thấy bộ não có một nhịp điệu tự nhiên của nó. Thế nhưng tư tưởng luôn luôn đi ngược lại nhịp điệu tự nhiên nầy. Đối với chúng ta thì tri thức quan trọng vô cùng. Muốn làm điều gì thuộc phạm vi vật lý thì ta cần tri thức, nhưng tri thức tâm lý, loại tri thức mà bạn đã tích lũy về các lần bị tổn thương, về hư danh, về sự hợm hĩnh, về lòng tham vọng, tất cả những tri thức đó là chính bạn. Và với tri thức đó mà ta đòi tìm kiếm một cái gì rất thiêng liêng! Với tri thức đó bạn không bao giờ tìm ra bởi vì tri thức là giới hạn và nó mãi mãi bị giới hạn, dù trên lãnh vực vật lý, kỹ thuật hay tâm lý.
Thế nên , tâm não phải tuyệt đối lặng yên, không nhờ điều khiển, không nhờ phương pháp, hệ thống, không nhờ sự yên tĩnh được bày biện. Sự lặng yên bao hàm không gian. Bạn không để ý bộ não của chúng ta có rất ít chổ sao? Thế mà nó đầy ngập, chất đầy với hàng ngàn thứ; nó có rất ít chổ. Và cho sự tĩnh lặng thì phải có chổ vì cái không thể đo lường, cái không thể định danh, cái đó không thể được  cảm nhận ,được nhìn thấy  bởi một bộ  óc chật hẹp nhỏ nhoi. Nếu bạn có thể du hành được  vào trong chính bạn thì hãy rũ bỏ tất cả nội dung mà bạn đã chất chứa, và bạn hãy đi, đi thật sâu vào, khi đó sẽ có một không gian mênh mông, cái được gọi là KHÔNG, cái đầy những năng lực.
Và chỉ trong tình trạng này thì có cái được mệnh danh là thiêng liêng nhất, thánh thiện nhất.
                                                          Người đồng hành

TÔI KHÔNG BIẾT


TÔI KHÔNG BIẾT
     Nếu ta thực sư đi đến trạng thái nói rằng “tôi không biêt”, điều đó chỉ rõ một ý thức khiêm tốn lạ thường, không kiêu ngạo dựa vào kiến thức; không phải do cái "tôi” trả lời nhằm gây ấn tượng. Khi bạn thực sự nói "Tôi không biết”, vốn rất ít người đủ khả năng nói, trong tâm thái lúc đó, mọi sợ hải đều chấm dứt bởi vì mọi ý muốn biết, muốn nhớ đều chấm dứt, mọi thắc mắc tra hỏi trong phạm vi của cái biết đều không còn nữa. Lúc đó, một điều kỳ diệu xuất hiên. Nếu bạn chịu khó theo dõi điều tôi trình bày, không phải trên bình diện ngôn từ mà là thực sự nghiệm chứng điều đó, bạn sẽ thấy khi bạn nói, “Tôi không biết”, mọi quy định tâm lý đều ngưng dứt. Và lúc đó, trạng thái của trí não là gì ?
Ta đang tìm kiếm cái thường hằng- thường hằng trong thời gian, cái kéo dài bất tận. Ta thấy rằng mọi vật quanh ta và trong ta dều vô thường, thay đổi luôn, sinh ra, tàn lụi và chết đi, và sự tìm kiếm của ta là nhằm thiết lập cái kéo dài mãi trong vòng cái biết. Nhưng cái thực sự thiêng liêng vốn ra ngoài thời gian, không tìm thấy được trong vòng cái biết, Cái biết chỉ vận động qua tư tưởng, tức là ứng đáp của ký ức trước môt thách thức. Nếu tôi thấy điều đó và muốn chấm dứt tư tưởng, tôi phải làm gì? Chắc chắn, tôi phải thông qua tự giác, tri giác toàn bộ tiến trình của tư tưởng của tôi, Tôi phải thấy rõ ràng bất kỳ tư tưởng nào, tế nhị, ngạo mạn, đê tiện, ngu muội… đều bắt nguồn trong cái biết, từ trong ký ức. Nếu tôi thấy điều đó thật rõ. Lúc đó, đứng trước một vấn đề rộng lớn, trí não mới đủ sức nói.     
                                                    Người đồng hành

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

ĐỂ TRÍ NÃO KHÔNG BỊ CHIẾM GIỮ

                       ĐỂ TRÍ NÃO KHÔNG BỊ CHIẾM GIỮ
          Liệu trí não có thể thoát khỏi quá khứ, thoát khỏi tư tưởng không- không phải thoát khỏi tư tưởng xấu hay tốt? Tôi sẽ phải khám phá điều đó cách nào đây? Tôi chỉ khám phá bằng cách thấy những gì đã chiếm giữ trí não tôi, Nếu trí não tôi bị chiếm giữ bởi cái tốt hay cái xấu, bấy giờ, nó chỉ sống với quá khứ vì nó bị quá khứ chiếm giữ. Nó không thoát khỏi quá khứ được. Vậy,hành động quan trọng là khám phá xem trí não bị chiếm giữ như thế nào.Nếu trí não bị chiếm giữ thì chỉ có quá khứ luôn luôn chiếm  giữ bởi vì toàn cả thức, consciousness, của ta là quá khứ. Quá khứ, chẳng những ở trên bề mặt cạn cợt, mà cả ở tầng đáy sâu thẳm nhất và stress ở vô thức cũng là quá khứ.
          Liệu trí não có thể thoát khỏi sự chiếm giữ không? Có nghĩa là trí não có thể hoàn toàn đừng để bị chiếm giữ và mặc cho ký ức cùng mọi tư tưởng xấu tốt cứ thế mà qua đi, qua đi mà không chọn lựa lấy bỏ chi cả. Khi trí não bị chiếm giữ bởi một tư tưởng, một ý nghĩ xấu hay tốt, lúc đó nó sống với quá khứ…Nếu bạn thực sự lắng nghe, không chỉ trên bình diện ngôn từ mà là thực sự lắng nghe sâu thẳm, bạn sẽ thấy có một sự tịnh định không thuộc trí-đó là sự giải thoát khỏi quá khứ.
          Tuy nhiên, không bao giờ có thể gạt bỏ được quá khứ.Quan sát quá khứ đang đi qua, chứ không phải quan sát sự bị chiếm giữ của quá khứ. Do đó, trí não tự do trong quan sát chứ không phải tự do chọn lựa. Còn chọn lựa trên dòng sông ký ức thì còn bị ký ức chiếm giữ và khi bị chiếm giữ thì chính quá khứ chiếm giữ và khi trí não bị chiếm giữ bởi quá khứ thì nó không còn có thể thấy cái chân, cái thực, cái mới độc đáo.
                                                           Người đồng hành

LÝ TRÍ ĐỐI VỚI TRÍ TUỆ

         Rèn luyện lý trí không thành trí tuệ được, trí tuệ chỉ xuất hiện khi hành động của ta hài hòa tuyệt hảo cả về mặt lý trí và cảm xúc. Có sự khác biệt mênh mông giữa lý trí và trí tuệ. Lý trí và tư tưởng vận hành độc lập với cảm xúc, khi lý trí được huấn luyện theo một phương thức đặc biệt nào đó, nó sẽ bất chấp cảm xúc, ta có thể có lý trí lớn mạnh, nhưng ta không có trí tuệ; bởi vì trong trí tuệ, vốn có cái khả năng cảm xúc và lý luận; trong trí tuệ hai khả năng nầy cùng đồng tồn tại , hài hòa và mạnh mẽ.
         Bạn thực sự tiếp cận toàn cả cuộc sống của bạn bằng trí tuệ thay vì chỉ biết dùng lý trí, nếu không thì không một định chế nào trên thế giới giải cứu con người khỏi  sự khổ não triền miên.
                                                          Người đồng hành