Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

THÀNH LŨY KIÊN CỐ CỦA TƯ TƯỞNG


THÀNH LŨY KIÊN CỐ
     CỦA TƯ TƯỞNG.
         
          Làm thế nào có sự hòa tan giữa người-tư-tưởng và tư tưởng? Không phải bằng hành động của ý chí, ý muốn, không phải bằng giới luật cũng như bất kỳ hình thái cố gắng nào, không phải bằng tập trung tư tưởng hay thông qua bất kỳ phương tiện nào. Sử dụng phương tiện có nghĩa là có người đứng ra hành động, phải không? Bao lâu còn có người làm, hành giã, sẽ còn có chia rẽ. Sự hòa tan chỉ diễn ra khi trí não cực kỳ tĩnh lặng chứ không phải cố gắng tĩnh lặng. Chỉ có sự tĩnh lặng, không phải khi người-tư-tưởng dứt mà khi chính tư tưởng dứt. Phải thoát khỏi mọi ứng đáp của qui định bởi vì qui định là tư tưởng. Từng vấn đề chỉ được giải quyết khi không còn ý tưởng, kết luận, định kiến; định kiến, kết luận, ý tưởng, tư tưởng là những xao động của trí não. Làm sao hiểu khi trí não còn xao động. “ Tính nghiêm  túc phải được tôi luyện bằng tác động cực nhanh của tính tự phát” Bạn sẽ thấy nếu bạn chịu nghe tất cả những lời lẽ này; sự thật chỉ đến đúng lúc bạn không mong cầu nó. Ý tôi muốn nói là : hãy mở lòng, hảy mẫm cảm, hãy toàn giác từng phút từng giây cái đang là. Đừng xây lắp thành lũy kiên cố tư tưởng quanh bạn. Chân hạnh phúc hay cực lạc của sự thật hay chân lý khi trí não không còn bận bịu vói những hoạt động và đấu tranh của nó.

                                                               Người đồng hành   

                       

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

TƯ TƯỞNG TẠO RA NGƯỜI-TƯ-TƯỞNG.


TƯ TƯỞNG TẠO RA
NGƯỜI-TƯ-TƯỞNG

          Tư tưởng là cảm giác hóa thành ngôn từ, tư tưởng là ứng đáp của ký ức, của danh,của từ, của kinh nghiệm của hình ảnh. Tư tưởng có rồi mất, thay đổi, vô thường và tư tưởng tìm kiếm sự thường hằng bất biến. Do đó, tư tưởng tạo ra người- tư- tưởng để trở thành một thực thể thường hằng và đảm nhận vai trò của người kiểm duyệt, người-hướng dẫn, người kiểm soát, người-qui-định tư tưởng. Cái thực thể thường hằng giả tạo này là sản phẩm của tư tưởng, của vô thường. Thực thể này là tư tưởng; không có tư tưởng, nó không có. Những tính cách của người- tư -tưởng tạo ra người- tư- tưởng; các tính cách của nó không thể tách biệt với nó. Người -kiểm-soát là vật  được kiểm soát, nó chỉ chơi trò tự đánh lừa chính nó mà thôi. Không có sự thật, bao lâu cái giả chưa được thấy là giả.

                                                              Người đồng hành


















Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

THẾ NHỊ NGUYÊN CỦA NGƯỜI-TƯ TƯỞNG VÀ TƯ TƯỞNG

        THẾ NHỊ NGUYÊN CỦA
NGƯỜI- TƯ TƯỞNG VÀ TƯ TƯỞNG

          Bạn quan sát một vật gì đó – một cội cây, vợ bạn, con bạn, người hàng xóm, sao đêm, ánh sáng trên mặt nước, chim bay trên bầu trời, bất cứ vật gì – luôn luôn có người quan sát – có người kiểm duyệt, người tư tưởng, người kinh nghiệm, người tìm kiếm và vật nó đang quan sát; người quan sát và vật-quan-sát; người -tư- tưởng và tư tưởng. Vì vậy, luôn luôn có sự chia rẽ. Sự chia rẽ này là thời gian. Sự chia rẽ đó là cốt tủy của xung đột. Và có xung đột là có mâu thuẫn. Có “người-quan-sát và vật-bị quan-sát” – đó là mâu thuẫn, có sự phân cách. Và ở đâu có mâu thuẫn là có xung đột. Và khi có xung đột là có thái độ khẩn trương muốn thoát khỏi xung đột, khắc phục xung đột, vượt qua, lẩn trốn xung đột, làm việc gì đó với xung đột cùng mọi đồng thái thuộc thời gian… Bao lâu còn sự chia rẽ này, thời gian sẽ còn tiếp tục và thời gian là phiền não, là đau khổ.
          Phải thấu hiểu điều này, phải thấy, phải thoát khỏi, phải vượt lên trên thế nhị nguyên, nhị phân giữa người-tư-tưởng và tư tưởng, người kinh nghiệm và kinh nghiệm. Tức là khi có sự phân chia giữa người –quan-sát và vật quan sát, là có thời gian, cho nên mãi mãi không dứt được khổ. Vậy ta phải làm gì? Bạn hiểu câu hỏi chứ? Tôi thấy trong người tôi, người quan sát cứ mãi quan sát, phê phán, kiểm duyệt, lấy bỏ, kiềm chế, giữ giới, qui định. Người quan sát đó, người-tư-tưởng đó rõ ràng là kết quả của tư tưởng. Tư tưởng có trước chứ không phải người- quan -sát, người-tư-tưởng có trước. Nếu không có động thái tư tưởng thì cũng không có người –tư-tưởng, người- quan- sát – bấy giờ chỉ có trạng thái chú tâm hoàn toàn.

                                                                 Người đồng hành    

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

TA CHẤM DỨT SỢ HÃI CÁCH NÀO?

TA CHẤM DỨT SỢ HÃI CÁCH NÀO?
 
          Điều ta đang thảo luận ở đây đòi hỏi bạn chú tâm, chứ không phải đồng ý. Ta nhìn cuộc sống bằng tất cả sự nghiêm túc, khách quan, trong sáng – không rập theo tình cảm của bạn, trí  tưởng tượng, ý thích hay không thích của bạn. Chính cái ý thích hay không thích của ta đã dấy tạo nên nỗi khốn cùng  này, “Ta chấm dứt sợ hãi cách nào?” Đấy là một trong đại sự của ta, bởi vì nếu con người không chấm dứt được sợ hãi, họ sẽ sống mãi trong bóng tối vô tận, không phải vô tận theo nghĩa Cơ Đốc giáo mà vô tận theo nghĩa thông thường. Theo tôi, với tư cách là con người, không phải chỉ hy vọng vào tương lai. Liệu tôi, là con người, tôi có thể chấm dứt sợ hãi hoàn toàn chứ không phải từng chút, từng chút một không ?Có lẽ bạn chưa bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi này và có lẽ bạn đã không bao giờ đặt, vì bạn có biết cách nào thoát đâu. Nhưng nếu bạn đặt câu hỏi đó với tất cả sự nghiêm túc, với quyết tâm, khám phá không phải cách nào chấm dứt luôn sợ hãi mà là khám phá thực chất và cấu trúc của sợ hãi, lúc bạn khám phá xong thì tự thân sợ hãi cũng chấm dứt luôn; bạn không phải làm bất cứ điều gì với sợ hãi.
          Khi ta giác tri sợ hãi và tiếp xúc trực chỉ với sợ hãi, thì người-quan-sát là vật- quan-sát. Không có sự khác biệt giữa người -quan-sát và vật-quan sát. Khi sợ hãi được quan sát mà không có người -quan-sát, lúc đó mới có hành động, chứ không phải thứ hành động của người –quan-sát tác động lên sợ hãi.
                                
                                                                    Người đồng hành


Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

BẠN VÀ CÁI KHÔNG LÀ MỘT



BẠN VÀ CÁI KHÔNG LÀ MỘT

     Bạn là không. Có thể bạn có tên tuổi  và tước hiệu, có tài sản và trương mục ngân hàng, có thể bạn có quyền lực và tiếng tăm, nhưng mặc cho tất cả mọi che chắn ấy, bạn vẫn là không. Có thể bạn hoàn toàn không ý thức sự trống không này hoặc đơn giản bạn không muốn ý thức nó, nhưng nó vẫn ở đó, bất chấp mọi hành động lẩn tránh của bạn. Có thể bạn cố lẩn tránh nó đủ cách khác biệt bằng bạo lực của cá nhân hay của tập thể, bằng sùng thượng cá nhân hay tập thể, bằng tri thức hay giải trí, nhưng bất chấp bạn mê ngủ hay tỉnh thức, nó vẫn luôn luôn ở đó. Bạn chỉ có thể thoát khỏi cái không  này cùng nỗi sợ hãi của nó bằng cách giác tri mà không chọn lựa các động thái lẩn tránh của bạn. Bạn không quan hệ với cái không này như một thực thể cá biệt đâu; bạn không phải là người quan sát đứng ra quan sát nó đâu; không có bạn thì người-tư-tưởng, người-quan-sát cũng không có. Bạn và cái không là một; bạn và không là một hiện tượng chung nhất, không phải là hai tiến trình phân cách. Nếu bạn, người-tư-tưởng sợ cái không và tiếp cận nó như vật trái ngược và đối lập với bạn thì mọi động thái của bạn đối với nó không tránh khỏi dẫn đến ảo tưởng, do đó, dấy sinh thêm nhiều xung đột và khốn cùng. Khám phá hay kinh nghiệm trực tiêp tính không ấy như là bạn thì sợ hãi- chỉ tồn tại khi người-tư-tưởng cách biệt với tư tưởng và tìm cách thiết lập mối quan hệ với tư tưởng- mới hoàn toàn chấm dứt.
                                    
                                                              Người đồng hành