Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

NHÌN THẤU SUỐT

NHÌN THẤU SUỐT

Một tâm trí yên lặng mà rất cảnh giác, quan sát là một ân sủng; nó như quả đất, giàu có với khả năng vô tận. Chỉ khi nào có một tâm trí như thế, không so sánh, không kết án thì mới có thể hiện hữu sự phong phú vô lượng.
Đừng để khói của sự vụn vặt làm bạn tàn lụi và hãy để lửa bốc lên. Bạn phải tiếp tục đi, lao tới hũy cho sạch, chớ bắt rễ Đừng để bất cứ vấn đề nào bắt rễ, hãy chấm dứt nó ngay và mỗi sớm mai thức dậy tươi mát, trẻ trung và thơ ngây.
Hãy khôn ngoan và minh bạch về sức khỏe của mình, đừng để xúc động và tình cảm gây trở ngại cho sức khỏe hoặc làm giảm thiểu hành động của bạn. Có quá nhiều ảnh hưởng và sức ép liên tục uốn nắn tâm trí và con tim, hãy nhận biết chúng, chặt phăng chúng đừng làm tên nô lệ cho chúng- làm một tên nô lệ là xoàng xĩnh. Hãy tỉnh thức, rực cháy.
Hãy đối mặt sợ hãi, mời mọc nó; đừng để nó thình lình ập xuống bạn mà là hãy liên tục đối mặt với nó; theo đuổi nó một cách chuyên cần và kiên định. Hy vọng bạn bình an và không bị sợ hãi về mọi sự đó, nó có thể chữa trị được và chúng ta sẽ theo dõi nó. Đừng để nó làm bạn sợ hãi.
Sâu sắc, hướng nội, có lẽ làm chậm dần trạng thái héo úa; bạn có thể không ý thức hoặc đang ý thức hoặc đang lơ là cái đó. Cơn sóng sa đọa thì luôn luôn ở trên chóp của chúng ta, bất kể người ấy là ai. Hãy vươn tới nó, gặp gỡ nó mà không phản ứng và hành động thoát ra khỏi nó thì đòi hỏi năng lượng lớn lao. Năng lượng chỉ xuất hiện khi không có xung khắc, dù ý thức, vô thức hay rất tỉnh thức.
Đừng để các vấn đề đâm rễ. Hãy nhanh chóng xuyên qua chúng, chặt phăng chúng như cắt ngang miếng bơ. Đừng để chúng lưu dấu, hãy chấm dứt chúng khi chúng phát sinh. Bạn không thể tránh không có các vấn đề nhưng hãy chấm dứt chúng ngay lập tức.
Có một thay đổi dễ thấy nơi bạn- sinh động, mạnh mẽ và sự minh bạch nội tâm sâu xa hơn, hãy giữ nó- hãy để nó hoạt động- hãy cho nó cơ hội tuôn trào dữ dội và sâu xa. Dù bất cứ điều gì xãy ra, đừng để mình héo úa vì hoàn cảnh, vì gia đình, vì tình trạng thể chất của mình. Hãy ăn uống cách riêng, tập thể dục và đừng trở nên buông thả. Đang đến một trạng thái nhất định, hãy tiếp tục, đừng dừng tại đó hoặc bạn đi tới trước hoặc đi giật lùi. Bạn có thể bị động. Bạn cởi lên ngọn sóng nội tâm đã rất nhiều năm, khi lùi xa , khi tiến vào, nhưng lúc này, từ chuyển động nội tâm đó, bạn phải đi xa- gặp gỡ người đời hơn- hãy trãi rộng đời mình.
Hoàn thành một số lượng lớn lao về quán tưởng và được khỏe mạnh Tôi hy vọng bạn cũng đang làm điều ấy- bắt đầu bằng việc nhận biết từng ý nghĩ- cảm xúc- suốt ngày, các thần kinh và óc não. Rồi trở nên yên lặng, tỉnh lặng đây là cái không thể thực hiện bằng kiếm soát- kế đó thật sự bắt đầu quán tưởng. hãy làm điều đó với sự cẩn trọng.
Dù xãy ra bất cứ điều gì, chớ để thể xác uốn nắn bản tính của tâm trí. Hãy nhận biết thể xác, ăn hợp cách, hãy ở một mình vài giờ trong một ngày - đừng lùi bước và đừng là tên nô lệ cho hoàn cảnh. Hãy mãnh liệt hãy tỉnh thức.

Người đồng hành

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

HÃY NHÌN HỌA ĐỒ CỦA ĐAU KHỔ

HÃY NHÌN HỌA ĐỒ CỦA ĐAU KHỔ

Đau khổ thì ở trong khắp mọi nhà, khắp mọi xó xỉnh. Mỗi con người đều có nỗi đau buồn, sầu khổ nhận chìm này, vốn được gây ra bởi rất nhiều biến cố và tai nạn. Đau khổ dường như một lượn sóng vô tận ập đến con người, hầu như dìm chết họ; và sự đáng tiếc của khổ đau sinh ra đắng cay phiền muộn và yếm thế ngạo đời.
Có phải sự đau khổ là cho chồng bạn, cho con bạn hay cho chính bạn, hay vì sự đổ vỡ đứt đoạn trong sự tiếp nối của chính bạn qua chồng, con bạn? Có sự đau khổ của tình cảm tự thương thân xót phận không? Hay có phải có sự khổ đau về quá đầy hứa hẹn mà không thực hiện được trong cái nghĩa thế gian này.
Nếu nó là sự tự cảm thương mình, thì sự tự quan tâm lo lắng về chính mình này, cái yếu tố cô lập trong cuộc sống này – mặc dù vẫn có vẽ bề ngoài của sự tương giao, ắt phải không tránh được gây ra buồn đau, thống khổ. Tiến trình cô lập này, hoạt động từ quan tâm lo lắng cho chính mình trong đời sống hàng ngày này, sự tham vọng này, sự theo đuổi cái tự cho mình là quan trọng của riêng ta này, cái lối sống phân ly chia rẽ này, cho dù ta có ý thức được nó hay không ắt hẳn phải phát sinh ra sự cô đơn mà chúng ta cố gắng trốn chạy khỏi nó bằng nhiều cách khác nhau. Sự thương thân xót phận này là nỗi đau nhức của sự cô đơn, và nỗi đau này được gọi là đau khổ.
Rồi cũng có sự đau khổ vì sự ngu dốt, không phải sự ngu dốt vì thiếu sách vỡ hay kỹ thuật hay vì thiếu kinh nghiệm, nhưng là sự ngu dốt mà chúng ta đã chấp nhận như là thời gian, như là sự tiến hóa, sự tiến hóa từ cái đang là đến cái nên là – sự ngu dốt vốn đã khiến chúng ta chấp nhận quyền lực với tất cả sự bạo hành của nó, sự ngu dốt của sự rập khuôn, thuận tòng tuân phục với những hiểm nguy và đau đớn của nó, sự ngu dốt vì không biết được toàn thể cấu trúc của chính mình. Đây là sự đau khổ mà con người đã gieo rắc khắp bất cứ nơi nào nó đã đi qua.
Vì thế, chúng ta phải rõ ràng sáng tỏ về cái mà chúng ta gọi là đau khổ này – đau khổ vì thương tiếc, vì sự mất mát những gì được cho là tốt lành, có lợi, đáng mong muốn…. đau khổ vì thiếu an toàn, thiếu bảo đảm và sự đòi hỏi không ngừng sự an toàn bảo đảm – cái nào là cái vướng kẹt trong đó? Trừ khi điều này được rõ ràng sáng tỏ, còn thì sẽ không hề có sự chấm dứt đau khổ bao giờ.
Sự sáng tỏ này không phải là sự giải thích có tính cách ngôn từ, nó cũng không phải là kết quả của một sự phân tích khôn ngoan có tính cách trí thức. Bạn phải ý thức được đau khổ của bạn là gì một cách rõ ràng cũng như bạn trở nên ý thức một cách thực tế giác quan khi bạn sờ chạm vào đóa hoa vậy. Không có sự thấu hiểu được toàn thể đường hướng của đau khổ, thì làm thế nào có thể chấm dứt nó được chứ? Bạn có thể trốn tránh nó bằng giải trí, du lịch hay uống rượu – nhưng tất cả những sự trốn tránh dưới bất cứ hình thức nào như vào tình dục…thì cũng đều như nhau thôi, bởi vì chúng không thể giải quyết được vấn đề đau khổ.
Vì thế, bạn đặt xuống bàn họa đồ của đau khổ và theo dõi mọi con đường lớn nhỏ. Nếu bạn để cho thời gian phủ lên bản đồ này, thì thời gian sẽ tăng cường sức bạo tợn của đau khổ thêm mà thôi. Bạn phải nhìn thấy toàn thể họa đồ trong cái đảo mắt – nhìn thấy cái toàn thể và rồi cái chi tiết, chứ không phải cái chi tiết trước rồi mới đến cái toàn thể. Trong việc chấm dứt đau khổ, thời gian bắt buộc phải đi đến sự chấm dứt.
Đau khổ không thể chấm dứt bởi tư tưởng. Khi thời gian ngừng lại, tư tưởng như là cơ vi hành tác của đau khổ sẽ chấm dứt. Chính tư tưởng và thời gian mới chia chẻ và phân biệt và tình yêu không phải là tư tưởng hay thời gian.
Hãy nhìn họa đồ của đau khổ mà không phải với cặp mắt của ký ức. Hãy lắng nghe toàn thể tiếng thì thầm của nó; hãy thuộc về nó vì bạn là cả hai: người quan sát và đối tượng bị quan sát. Rồi thì chỉ khi ấy đau khổ mới chấm dứt được. Không còn con đường nào khác cả.

Người đồng hành

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

CHẤM DỨT ĐAU KHỔ

CHẤM DỨT ĐAU KHỔ

Nếu bạn được chỉ dẫn cách chấm dứt đau đớn thì liệu nỗi đau đớn có chấm dứt không ? Bạn có thể học kỹ thuật chấm dứt đau đớn , về thể xác hoặc về tâm lý, nhưng ngay trong diễn tiến chấm dứt một nỗi đau cá biệt này thì đang hình thành một nỗi đau mới.
Vậy vấn đề là gì? Chắc vấn đề không phải làm thế nào chấm dứt sự đau đớn. Các bạn chớ tham lam, chớ tham vọng, chớ tin ai, hãy giải thoát tâm trí khỏi toàn bộ khát vọng an toàn, hãy sống hoàn toàn bất định…v.v, nhưng đó chỉ là lời nói. Vấn đề là bạn trực tiếp nếm trải trạng thái hoàn toàn bất định, không có cảm giác an toàn nào, và chỉ có được điều đó nếu bạn am hiểu toàn bộ diễn tiến suy nghĩ của bạn, hoặc nếu bạn có thể lắng nghe với toàn bộ con người bạn, hoàn toàn chú ý mà không đề kháng.
Để chấm dứt khổ não, đau đớn, người ta hoặc phải am hiểu những cung cách của tâm trí của dục vọng, ước muốn chọn lựa, hoàn toàn đi sâu vào đó; hoặc lắng nghe để khám phá chân lý. Không thể tìm ra chân lý chừng nào trong tâm trí có một điểm đang chuyển động tới một điểm khác, nghĩa là, chừng nào tâm trí còn tìm kiếm sự an toàn trong bất cứ hình thức nào thì chừng đó sẽ không bao giờ thoát khỏi sự đau đớn. An toàn là tùy thuộc và tâm trí đang tùy thuộc thì không có tình yêu, không đi qua toàn bộ diễn tiến xem xét, quan sát và nhận biết, chỉ lắng nghe thực tế thôi cũng đã được giải thoát khỏi sự đau đớn. Nhưng chúng ta không làm, chúng ta không nhìn, chúng ta không quan sát để tìm ra cái là chân lý, chúng ta không lắng nghe thực tế bằng toàn bộ con người mình, không diễn dịch không làm méo mó hoặc không lý giải nó. Nghĩa là, chúng ta không theo đuổi sự tự biết mình là cái đưa tới sự chấm dứt nỗi đau đớn, chúng ta cũng không chỉ quan sát thực tế thôi mà không có hành động xuyên tạc, như nhìn mặt mình trong gương. Tất cả những gì chúng ta muốn là muốn biết cách chấm dứt đau đớn, chúng ta muốn có một công thức tiền chế và bằng công thức ấy chúng ta kết liễu sự đau đớn, nghĩa là chúng ta lười biến, thiếu nghị lực phi thường là cái cần thiết để theo đuổi việc am hiểu bãn ngã mình - hiểu thật sự con người cuẩ mình trong sự giao tiếp với người khác, với lý tưởng, với vạn vật thì lúc đó chấm dứt được sự đau đớn.

Người đồng hành

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

CÓ CẦN THIẾT PHẢI ĐAU KHỔ KHÔNG

CÓ CẦN THIẾT PHẢI ĐAU KHỔ KHÔNG

Đau khổ thật là thiên hình vạn trạng, phức tạp và ở nhiều mức độ khác nhau. Mọi người chúng ta biết điều đó. Ta biết rất rõ điều đó và đeo mang gánh nặng đó suốt cuộc đời, cụ thể từ lúc sinh ra đến lúc rã tan thây dưới mộ sâu.
Nếu ta nói rằng đó là điều không thể tránh thì không còn nói năng chi nữa; nếu bạn chấp nhận đau khổ thì bạn không còn đi sâu vào đau khổ để khám phá nữa. Bạn đã tự phong bế mọi khám phá, nếu bạn lẫn tránh đau khổ bạn cũng đã phong bế. Bạn có thể lẫn tránh vào một người đàn ông hay đàn bà, vào rượu, vào giải trí, vào quyền lực dưới mọi hình thái khác biệt, địa vị, uy thế hoặc đầu óc nói năng làm xàm không ra gì. Bấy giờ, sự lẫn tránh cúa bạn trở nên cực kỳ quan trọng, những đối tượng nhờ đó bạn bay bổng có tầm quan trọng khổng lồ. Vậy là bạn cũng tự phong bế trước đau khổ, trước phiền não và đó là việc mà đa số chúng ta đã làm. Bây giờ, liệu ta có thể chấm dứt lẩn tránh bất kỳ dưới dạng nào và trở lại ngồi cùng đau khổ không?... Có nghĩa là không tìm cách để giải quyết đau khổ. Có cái đau sinh lý, ở thân – đau răng, đau bụng, giải phẩu, tai nạn, đủ thứ hình thái đau khổ của thân, từng nỗi đau có giải pháp riêng. Cũng có sự sợ hãi về một nỗi đau ở tương lai khiến sinh khổ. Đau khổ có liên hệ gần gũi với sợ hãi và không hiểu hai yếu tố chính này trong cuộc sống, ta sẽ không bao giờ hiểu được thương yêu là gì. Một trí não hiểu biết thế nào là yêu thương, là từ ái, tất phải hiểu thế nào là sợ hãi và đau khổ.

Người đồng hành

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

CHẤM DỨT PHIỀN NÃO

CHẤM DỨT PHIỀN NÃO

Nếu bạn theo con đường dốc đi xuống, bạn sẽ thấy cảnh huy hoàng của thiên nhiên, vẻ đẹp kỳ diệu của những cánh đồng xanh và bầu trời cao rộng mênh mông cùng tiếng trẻ con cười đùa. Nhưng mặc cho tất cả mọi cảnh vật ấy, phiền não vẫn bàng bạc khắp nơi. Có nỗi đau của bà mẹ sinh con; nỗi khổ trong chết chóc; phiền muộn vì hoài mong điều không bao giờ đến; có nỗi khổ khi một quốc gia bị sụp đổ, yếu kém và nỗi khổ vì hư hoại, không chỉ trong cộng đồng mà cả trong từng cá nhân. Phiền não ngay trong ngôi nhà của bạn, nếu bạn chịu nhìn sâu một chút – khổ vì không có khả năng thực hiện, khổ vì chính sự bất lực và nhỏ nhen của mình cùng những nỗi ẩn sâu trong vô thức.
Trong cuộc sống cũng có tiếng cười. Tiếng cười thật là dễ thương – cười không có lý do, vui không có nguyên nhân, yêu không cần đáp trả. Nhưng đối với ta, cười được như thế thật là hiếm. Ta sống nặng trĩu với những phiền não, cuộc sống của ta là một chuỗi dài bất tận những khốn cùng và đấu tranh, là một tiến trình phân rã liên tục và hầu hết chúng ta đều không bao giờ biết yêu thương hết lòng…
Ta muốn tìm một giải pháp, một phương cách nào đó giải quyết gánh nặng này của cuộc sống nhưng lại không bao giờ chịu nhìn ngay vào phiền não. Ta luôn tìm cách lẫn trốn qua những câu chuyện hoang đường đầy huyền hoặc, qua những hình ảnh biểu tượng, qua biện luận; ta hy vọng tránh thoát gánh nặng này, cưỡi lên sóng gió phiền não mà đi.
Phiền não có chổ chấm dứt, nhưng sự chấm dứt ấy không đến từ bất kỳ phương pháp nào. Chỉ khi nào giác ngộ cái đang là, cái hiện tiền mới không còn phiền não.

Người đồng hành

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

PHIỀN NÃO Ở BÌNH DIỆN Ý THỨC VÀ PHIỀN NÃO VÔ THỨC

PHIỀN NÃO Ở BÌNH DIỆN Ý THỨC
VÀ PHIỀN NÃO VÔ THỨC

Phiền não là… đau khổ, bất an, cảm nhận cô độc hoàn toàn. Có thứ phiền não do chết chóc, do không thành đạt, không được nhìn nhận, phiền não vì yêu và không được yêu. Có vô số hình thái phiền não và theo tôi, không thấu hiểu phiền não thì không chám dứt được xung đột, khốn cùng, khổ sai thường nhật do sa đọa và hư hoại.
Có thứ phiền não ý thức được và cũng có thứ phiền não vô thức, loại này hình như không có căn cơ, không có nguyên nhân trực tiếp. Phần đông chúng ta biết thứ phiền não ý thức được này và ta cũng biết cách xử lý nó. Hoặc lẩn tránh nó qua những tin tưởng trong tôn giáo hoặc ta luận giải hoặc dùng ma dược, về mặt lý trí hay sinh lý hoặc làm rối vì từ ngữ, chữ nghĩa hoặc bằng đủ thứ giải trí hời hợt. Ta đã làm tất cả mọi điều ngu ngốc ấy, nhưng vẫn không sao thoát được phiền não ý thức được này.
Có thứ phiền não vô thức ta thừa kế được từ nhiều ngàn năm trước. Con người luôn luôn tìm cách vượt thoát cái vật kỳ lạ được gọi là phiền não, đau khổ, khốn cùng; tuy nhiên ngay khi ta ý thức trên bề mặt mình hạnh phúc và có được tất cả điều ta muốn, tận dưới đáy sâu của vô thức, vẫn còn đó gốc rễ của phiền não. Vì vậy khi ta nói chấm dứt phiền não, ta ngụ ý là chấm dứt tất cả phiền não ý thức cũng như vô thức.
Và để chấm dứt phiền não, ta cần phải có một trí não cực kỳ trong sáng, cực kỳ đơn giản. Đơn giản không phải là một ý niệm. Sống đơn giản đòi hỏi trí tuệ lớn và tính nhạy cảm cao .

Người đồng hành