Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

TÌNH YÊU LÀ GÌ ?

TÌNH YÊU LÀ GÌ ?

Chúng ta hiện đang dùng tiếng tình yêu một cách qua lỏng lẻo. Nó trở thành đơn thuần tính cách nhục cảm, tính dục; tình yêu đang bị đồng hóa với khoái lạc. Và để khám phá hương vị đó ta phải đi vào những gì không phải là tình yêu. Qua phủ định bạn tới được cái xác thực, không phải đi theo lối quanh nào khác. Qua sự phủ định cái không là tình yêu, bạn tới cái chân chính mênh mông, cái đó là tình yêu.
Tình yêu không là căm ghét, điều này rõ ràng. Tình yêu không là phù phiếm, ngạo mạn. Tình yêu không ở bên phía quyền lực: việc ước ao quyền hành, dù trên một em bé thơ dại hoặc trên một nhóm dân chúng hoặc trên một quốc gia, chắc chắn đó không là tình yêu. Tình yêu không là khoái lạc. Tình yêu không là dục vọng. Tình yêu chắc chắn không là ý nghĩ. Khi bạn tham vọng, gây hấn – như bạn đã và đang được nuôi dưỡng mọi mặt để thành công, để nổi tiếng, để vang danh, là việc hoàn toàn hết sức ấu trỉ - thì làm sao có thể có tình yêu ?
Như thế thì tình yêu là cái gì đó không mời mọc hoặc vun trồng. Tình yêu tới cách tự nhiên, dễ dàng, khi không có những cái kia. Và trong khi bạn học biết về bản thân thì ta bắt gặp trạng thái này. Khi có tình yêu thì có lòng từ bi; và lòng từ bi có trí tuệ của riêng nó. Đó là hình thức tối thượng của trí tuệ, không phải là thứ trí tuệ của ý nghĩ, của tinh khôn hoặc mánh khóe mưu mẹo. Chỉ khi nào có tình yêu trọn vẹn và lòng từ bi thì mới có sự tuyệt hảo của trí tuệ, cái không có tính cách máy móc.

Người đồng hành

Lưu dấu những ngày mẹ mất.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

TÂM ĐẦY TRÍ RỖNG

TÂM ĐẦY TRÍ RỖNG

Không có đường đến sự thật, sự thật phải đến bạn. Sự thật chỉ có thể đến khi tâm và trí bạn đơn giản, trong sáng, và khi tâm bạn đầy tình yêu chứ không phải đầy vật của trí. Khi con tim bạn đầy tình yêu, bạn không còn bàn đến việc lập hội đoàn, bạn không đặt vấn đề tin tưởng, bạn không bàn thảo vấn đề chia rẽ và quyền lực gây chia rẽ, bạn không cần tìm cách hòa giải hòa hợp chi cả. Bấy giờ, bạn đơn giản là một con người, không nhãn hiệu, không quốc gia. Thế có nghĩa là bạn phải trút sạch tất cả các vật của trí và để cho sự thật tự đến và sự thật chỉ đến khi trí rỗng, khi trí ngưng tạo tác. Lúc đó sự thật đến không cần mời gọi. Lúc đó, sự thật đến nhanh như gió, bạn không biết không hay. Sự thật lặng lẽ đến không phải vì bạn quan sát hay mong muốn. Sự thật đột nhiên xuất hiện như ánh sáng mặt trời, thuần khiết như bóng đêm, nhưng để tiếp nhận sự thật, tâm phải đầy, và trí phải rỗng. Còn bây giờ, trí bạn đầy và tâm bạn rỗng.

Người đồng hành

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

CẢM THÔNG CÙNG ĐAU KHỔ

CẢM THÔNG CÙNG ĐAU KHỔ

Phần đông, chúng ta không sống cảm thông với bất cứ điều gì. Ta không trực tiếp cảm thông với bằng hữu, với vợ ta, con cái ta.
Vì vậy, để thấu hiểu đau khổ, bạn phải yêu đau khổ phải không bạn? Tức là bạn phải cảm thông trực tiếp với nó – Nếu bạn hiểu điều gì cách trọn vẹn, bạn phải sống gần gủi với nó. Bạn phải tiếp cận nó mà không có ý phản đối, không thành kiến, không phê phán hay động đậy chi cả, bạn phải nhìn nó, phải không bạn? Tôi phải không có thành kiến với bạn tôi mới hiểu được bạn. Tôi phải nhìn bạn, không phải nhìn thông qua những rào chắn, màn che của thành kiến và qui định. Tôi phải cảm thông với bạn, nghĩa là tôi phải yêu thương bạn. Tương tự vậy, nếu tôi muốn hiểu phiền não, đau khổ, tôi phải yêu thương, tôi phải cảm thông cùng đau khổ. Tôi không thể làm thế khi tôi lẫn tránh nó bằng những lý giải, những học thuyết, những hy vọng, những trì hoãn – tất cả đều là ngôn từ, nói năng. Từ ngữ ngăn chặn tới cảm thông cùng đau khổ. Từ ngữ ngăn chặn tôi – từ ngữ của những lý giải, biện luận, vẫn là từ, là tiến trình của trí não – cảm thông cùng đau khổ. Chỉ khi nào tôi cảm thông cùng đau khổ tôi mới hiểu đau khổ.

Người đồng hành

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

SỐNG CÙNG PHIỀN NÃO

SỐNG CÙNG PHIỀN NÃO

Tất cả chúng ta điều phiền não, điều đau khổ. Bạn không đau khổ cách này, cách khác sao? Và bạn có muốn biết về đau khổ không? Nếu có thì thường bạn phân tích và lý giải tại sao bạn khổ. Bạn tìm đọc kinh sách nói về vấn đề này hoặc đi nhà thờ và bạn sẽ biết được phần nào vấn đề này. Nhưng tôi không đề cập câu chuyện đau khổ theo hướng đó, tôi đang nói chuyện về chuyện chấm dứt đau khổ. Tri kiến thức không dứt được khổ. Dứt khổ bắt đầu bằng hành động giáp mặt với các sự kiện tâm lý ngay trong nội tâm ta và tri giác hoàn toàn mọi nghĩa lý hàm chứa trong các sự kiện đó đang diễn ra từng phút từng giây: có nghĩa là không lẫn trốn sự kiện ta đang khổ, không bao giờ biện luận nói năng, không bao giờ có ý kiến với đau khổ mà chỉ sống trọn vẹn với sự kiện đó.
Chắc bạn biết, sống với vẽ đẹp của các ngọn núi ấy mà không trở nên quen thuộc chúng là việc hết sức khó khăn…Bạn chú ý, bạn quan sát các ngọn núi ấy, nghe tiếng suối chảy và thấy bóng chúng ngã dài qua thung lũng, ngày này sang ngày khác và bạn không để ý là bạn dễ dàng quen thuộc chúng sao? Bạn nói, “Vâng, thật là đẹp tuyệt”, và bạn lướt nhanh qua. Sống với cái đẹp hay sống với một vật xấu xí mà không trở nên quen thuộc với nó, đòi hỏi một năng lượng nội tâm khổng lồ - tức là phải giác để ngăn chận trí não tối tăm ngu muội. Cũng tương tự như vậy, phiền não làm tăm tối, làm ngu muội trí não nếu ta trở nên quen thuộc với nó và đa số chúng ta quá quen thuộc với đau khổ. Nhưng bản thân không cần thiết quen thuộc với đau khổ, với phiền não, thấu hiểu nó, thể nhập vào nó nhưng không phải để quen biết nó.
Bạn biết rằng đau khổ có ở đó, đó là một sự kiện và không có gì để biết thêm nữa. Bạn phải sống, thế thôi.

Người đồng hành

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

CÕI MÊNH MÔNG VÔ LƯỢNG

CÕI MÊNH MÔNG VÔ LƯỢNG

Việc gì xảy ra khi người mà bạn yêu thương chết đi? Phản ứng tức thì là một cảm giác tê dại và khi ra khỏi cơn sốc, xuất hiện điều mà ta gọi là đau khổ. Vậy bây giờ, từ “đau khổ” hay “phiền não” ấy nghĩa là gì? Chuyện đôi lứa, những lời lẽ ngọt ngào đầy hạnh phúc, những buổi dạo chơi, nhiều điều tốt đẹp bạn đã làm và hy vọng cùng nhau làm – tất cả đều tan biến trong chốc lát và bạn bị bỏ lại, trống rỗng, trần truồng, cô độc. Bạn phủ nhận điều đó, trí não nổi lên chống lại điều đó, bạn đột nhiên bị bỏ lại, mình phải đối diện với mình, tột cùng cô độc, trống rỗng không còn bất kỳ nơi nào để nương tựa. Bây giờ, sống với tâm thái trống rỗng đó đã sao nào, đơn giản sống với tâm thái trống rỗng ấy tuyệt dứt phản ứng, nói năng, lẩn trốn vào cảnh, vào người, cùng mọi điều vô nghĩa ngu muội khác – sống với sự trống rỗng bằng toàn cả thân tâm bạn. Và nếu bạn thâm nhập vào đó từng bước, từng bước một, bạn sẽ thấy phiền não cùng đau khổ chấm dứt – chấm dứt thực sự chứ không phải chấm dứt trên bình diện ngôn từ, chứ không phải chấm dứt cách hời hợt do lẩn trốn, do đồng nhất vào một quan niệm hay thỏa hiệp vào một ý tưởng. Bấy giờ, bạn sẽ thấy không có gì để bảo vệ nữa cả, bởi vì, trí não đã hoàn toàn trống trơn và cũng không phản ứng nhằm lắp đầy sự trống trơn ấy nữa và khi mọi phiền não theo đó chấm dứt, bạn sẽ bắt đầu một cuộc hành trình mới khác – một cuộc hành trình vô thỉ vô chung. Một cõi mênh mông vô lượng và bạn không thể bước vào cõi giới ấy mà không chấm dứt hoàn toàn phiền não.

Người đồng hành

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

SÀO HUYỆT CỦA ĐAU KHỔ

SÀO HUYỆT CỦA ĐAU KHỔ

Khi bạn thấy vật gì đó hết sức đáng yêu, một ngọn núi, một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp, một nụ cười đắm say, một gương mặt xinh đẹp mê hồn, sự kiện đó làm cho bạn kinh ngạc, ngẩn ngơ và im lặng – điều đó có bao giờ xảy ra với bạn không? Bấy giờ, bạn mở rộng vòng tay ôm trọn thế giới vào lòng. Nhưng đấy là sự vật bên ngoài đến với trí não bạn, nhưng ở đây tôi đang đề cập đến một trí não muốn nhìn, muốn quan sát chứ không phải bị kinh ngạc ngẩn ngơ. Vậy bây giờ, bạn có thể quan sát mà không mang cái tâm thái qui định động đậy không ngừng ấy không? Với một người đang sống trong đau khổ, tôi dùng lời lẽ để giải thích: khổ là điều không thể tránh, khổ do muốn thực hiện, muốn thành đạt, muốn thỏa mãn. Khi mọi giải thích đều đã xong và đã chấm dứt, chỉ lúc đó bạn mới có thể nhìn – tức là bạn không còn nhìn từ một trung tâm. Khi bạn nhìn từ trung tâm năng lực quan sát của bạn bị hạn chế. Nếu tôi bị buộc vào cọc và lại muốn di chuyển đến chổ kia, có sự căng thẳng tức là có đau khổ. Khi tôi đứng từ trung tâm nhìn đau khổ là có đau khổ. Chính không có năng lực trong quan sát mới tạo ra khổ. Tôi không thể quan sát nếu tôi còn tư tưởng, hoạt động, thấy nghe từ trung tâm – như khi tôi nói, “ Tôi phải không khổ, tôi phải khám phá tại sao tôi đau khổ, tôi phải lẩn trốn”. Khi tôi đứng từ trung tâm để quan sát, dù trung tâm là một định kiến, một kết luận, một ý niệm, hy vọng, tuyệt vọng hay bất kỳ vật gì khác, thì sự quan sát đó cũng hết sức hạn chế, nông cạn, nhỏ nhen và dấy sinh phiền não.

Người đồng hành

DOĨ THEO SỰ VẬN ĐỘNG CỦA ĐAU KHỔ

DOĨ THEO SỰ VẬN ĐỘNG
CỦA ĐAU KHỔ

Đau khổ là gì?...Ý nghĩa của đau khổ là gì? Cái gì đang đau khổ? Không phải tại sao có đau khổ, không phải nguyên nhân của đau khổ là gì, mà thực sự điều gì đang diễn ra. Tôi không biết bạn có thấy sự khác biệt không. Lúc đó, đơn giản là tôi giác tri đau khổ - không phải là vật tách biệt với tôi, không phải như người-quan-sát đang quan sát đau khổ- mà đau khổ là tôi, toàn cả con người tôi là đau khổ. Lúc đó, tôi mới có thể theo dõi sự vận động của nó, thấy nó dẫn về đâu.Chắc chắn nếu tôi làm được việc đó thì đau khổ sẽ tự mở bày, phải không. Lúc đó, tôi thấy tôi quá coi trọng cái ‘tôi’, chứ không phải người tôi thương yêu. Người -tôi –yêu chỉ tác động để che giấu nỗi khốn khổ của tôi, nỗi cô độc của tôi, nỗi bất hạnh của tôi. Và tôi không làm nên trò trống gì nên tôi hy vọng người ấy phải là cái đó. Và cái đó ra đi, còn tôi thì ở lại mất mát, cô đơn. Không có người ấy, tôi không là gì cả. Thế nên tôi khóc. Khóc không phải vì người ấy ra đi mà vì tôi bị bỏ lại…
Nhưng nếu tôi ngồi lại với cái đó, đừng xua đuổi nó rời xa tôi, đừng hạn chế nó hay chối bỏ nó, lúc đó biến cố gì diễn ra? Trạng thái của trí não lúc đó là gì, khi nó đang dõi theo sự vận động của đau khổ?

Người đồng hành