Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

SÀO HUYỆT CỦA ĐAU KHỔ

SÀO HUYỆT CỦA ĐAU KHỔ

Khi bạn thấy vật gì đó hết sức đáng yêu, một ngọn núi, một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp, một nụ cười đắm say, một gương mặt xinh đẹp mê hồn, sự kiện đó làm cho bạn kinh ngạc, ngẩn ngơ và im lặng – điều đó có bao giờ xảy ra với bạn không? Bấy giờ, bạn mở rộng vòng tay ôm trọn thế giới vào lòng. Nhưng đấy là sự vật bên ngoài đến với trí não bạn, nhưng ở đây tôi đang đề cập đến một trí não muốn nhìn, muốn quan sát chứ không phải bị kinh ngạc ngẩn ngơ. Vậy bây giờ, bạn có thể quan sát mà không mang cái tâm thái qui định động đậy không ngừng ấy không? Với một người đang sống trong đau khổ, tôi dùng lời lẽ để giải thích: khổ là điều không thể tránh, khổ do muốn thực hiện, muốn thành đạt, muốn thỏa mãn. Khi mọi giải thích đều đã xong và đã chấm dứt, chỉ lúc đó bạn mới có thể nhìn – tức là bạn không còn nhìn từ một trung tâm. Khi bạn nhìn từ trung tâm năng lực quan sát của bạn bị hạn chế. Nếu tôi bị buộc vào cọc và lại muốn di chuyển đến chổ kia, có sự căng thẳng tức là có đau khổ. Khi tôi đứng từ trung tâm nhìn đau khổ là có đau khổ. Chính không có năng lực trong quan sát mới tạo ra khổ. Tôi không thể quan sát nếu tôi còn tư tưởng, hoạt động, thấy nghe từ trung tâm – như khi tôi nói, “ Tôi phải không khổ, tôi phải khám phá tại sao tôi đau khổ, tôi phải lẩn trốn”. Khi tôi đứng từ trung tâm để quan sát, dù trung tâm là một định kiến, một kết luận, một ý niệm, hy vọng, tuyệt vọng hay bất kỳ vật gì khác, thì sự quan sát đó cũng hết sức hạn chế, nông cạn, nhỏ nhen và dấy sinh phiền não.

Người đồng hành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét