Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

THẾ NHỊ NGUYÊN CỦA NGƯỜI-TƯ TƯỞNG VÀ TƯ TƯỞNG

        THẾ NHỊ NGUYÊN CỦA
NGƯỜI- TƯ TƯỞNG VÀ TƯ TƯỞNG

          Bạn quan sát một vật gì đó – một cội cây, vợ bạn, con bạn, người hàng xóm, sao đêm, ánh sáng trên mặt nước, chim bay trên bầu trời, bất cứ vật gì – luôn luôn có người quan sát – có người kiểm duyệt, người tư tưởng, người kinh nghiệm, người tìm kiếm và vật nó đang quan sát; người quan sát và vật-quan-sát; người -tư- tưởng và tư tưởng. Vì vậy, luôn luôn có sự chia rẽ. Sự chia rẽ này là thời gian. Sự chia rẽ đó là cốt tủy của xung đột. Và có xung đột là có mâu thuẫn. Có “người-quan-sát và vật-bị quan-sát” – đó là mâu thuẫn, có sự phân cách. Và ở đâu có mâu thuẫn là có xung đột. Và khi có xung đột là có thái độ khẩn trương muốn thoát khỏi xung đột, khắc phục xung đột, vượt qua, lẩn trốn xung đột, làm việc gì đó với xung đột cùng mọi đồng thái thuộc thời gian… Bao lâu còn sự chia rẽ này, thời gian sẽ còn tiếp tục và thời gian là phiền não, là đau khổ.
          Phải thấu hiểu điều này, phải thấy, phải thoát khỏi, phải vượt lên trên thế nhị nguyên, nhị phân giữa người-tư-tưởng và tư tưởng, người kinh nghiệm và kinh nghiệm. Tức là khi có sự phân chia giữa người –quan-sát và vật quan sát, là có thời gian, cho nên mãi mãi không dứt được khổ. Vậy ta phải làm gì? Bạn hiểu câu hỏi chứ? Tôi thấy trong người tôi, người quan sát cứ mãi quan sát, phê phán, kiểm duyệt, lấy bỏ, kiềm chế, giữ giới, qui định. Người quan sát đó, người-tư-tưởng đó rõ ràng là kết quả của tư tưởng. Tư tưởng có trước chứ không phải người- quan -sát, người-tư-tưởng có trước. Nếu không có động thái tư tưởng thì cũng không có người –tư-tưởng, người- quan- sát – bấy giờ chỉ có trạng thái chú tâm hoàn toàn.

                                                                 Người đồng hành    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét