Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

LÝ TRÍ PHÁ HOẠI TÌNH CẢM

 

           
        Chắc bạn biết, có lý trí và có tình cảm thuần khiết, tình tự yêu thương thuần khiết, những cảm xúc vị tha vĩ đại. Lý trí, biện luận, tính toán, lượng định, cân nhắc. Nó luôn hỏi, “Điều này có giá trị gì? Tôi được lợi ích gì?” Đàng khác cũng có tình cảm thuần khiết - cảm cùng trời đất, với người hàng xóm, với vợ bạn hay chồng bạn, với con bạn, với thế giới, cùng với vẻ đẹp của ngàn cây nội cỏ và v.v…Khi tình cảm thuần khiết bị lý trí phá hoại thì cuộc sống này biến thành ti tiện nhỏ nhen, tầm thường. Mà phần đông chúng ta đều sống như vậy. Đời ta luôn nhỏ nhen tầm thường bởi vì ta luôn tính toán, luôn tự hỏi, điều đó có giá trị gì, ta được lợi gì, không chỉ trong thế giới tiền bạc mà cả trong thế giới gọi là đạo lý, tâm linh – “Nếu tôi làm điều này, tôi sẽ được điều kia chứ?”
                                                                      Người đồng hành

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

TÂM VÀ TRÍ LÀ MỘT

 


                         Rèn  luyện lý trí hay trí não không đưa đến trí tuệ. Trí tuệ xuất hiện khi  ta hành động cực kỳ hài hòa cả về lý trí và cảm xúc, tức là tư tưởng và tình cảm. Có sự khác biệt lớn lao giữa lý trí và trí tuệ. Lý trí chỉ là tư tưởng vận hành độc lập với tình cảm hay cảm xúc. Khi lý trí, bất chấp cảm nhận, dù được rèn luyện bất kỳ theo phương hướng nào, dù có lớn lao cao tột, đầy ắp hiểu biết, vẫn không có trí tuệ, bởi vì trong trí tuệ vốn có cái khả năng cố hữu về cảm xúc cũng như lý luận; hai năng lực này cùng có mặt một cách mãnh liệt và hài hòa trong trí tuệ.
                       Nhưng giáo dục hiện đại lại phát triển lý trí, cung cấp càng lúc càng nhiều lý giải lý thuyết về cuộc sống, làm mất đi cái phẩm chất mang tính hài hòa của tình yêu. Ta đã phát triển thứ trí não xảo quyệt hòng lẫn tránh xung đột, bởi thế ta mới thỏa mãn với những lý giải do các nhà khoa học và triết học cung cấp. Trí não hay lý trí dễ dàng thỏa mãn với vô số những lý giải đó, còn trí tuệ thì không, bởi vì để thấu hiểu, tâm và trí phải là một trong hành dộng.
                                                                                        Người đồng hành

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

TA NGHĨ MÌNH LÀ TRÍ THỨC




                                  Phần đông chúng ta phát triển các khả năng trí thức - gọi vậy thôi chứ không phải trí thứ thực sự chi cả - ta chỉ biết đọc thật nhiều sách, nhồi nhét đầy ắp những điều thiên hạ nói, những học thuyết và ý niệm của họ. Ta nghĩ ta có trí thức cao nếu ta có thể trích sao kể vô số những sách của vô số tác giả, nếu ta đọc được nhiều loại sách khác nhau, có khả năng liên kết và lý giải. Nhưng không ai trong chúng ta hay rất ít người có được một nhận thức độc đáo và sáng tạo. Vì chỉ biết rèn luyện lý trí hay ý thức -  cái gọi là ấy – nên đã đánh mất mọi khả năng khác và cảm nhận khác, vì thế ta mới đặt vấn đề làm sao đem lại sự cân bằng trong cuộc sống, tức là không chỉ có cái khả năng trí thức cao tột để lý luận khách quan, trong sáng thấy sự vật chính xác y như chúng là - chứ không phải có ý kiến bất tận xoay quanh các học thuyết và biểu tượng – mà tự mình phải tư tưởng, tự mình phải thấy cực kỳ sáng suốt cái hư và thực. Và hình như theo tôi, cái khó của chúng ta là: không có khả năng thấy, khôngchỉ sự vật bên ngoài mà cả sự sống nội tâm nếu ta nhận ra sự sống ấy.
                                                             Người đồng hành